QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 107

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

khác, Laor quyết định thu nhận kiến thức và kinh nghiệm tại Mỹ hay bất kỳ nơi nào khác để
cuối cùng sẽ quay về phục vụ cho lợi ích của tập đoàn đa quốc gia nơi mình làm việc và cho
nền kinh tế Israel.

Trong lúc nhiều nước - trong đó có cả Israel - liên tục than vãn về việc bị nước ngoài thu
hút các tinh hoa doanh nhân và học giả, thì những người như Michael Laor cho thấy “chảy
máu chất xám” không hẳn là đường một chiều. Đúng hơn, giới nghiên cứu môn di cư quốc tế
ngày càng nhận ra một hiện tượng họ gọi là “lưu chuyển chất xám”, theo đó người tài sẽ ra
đi và định cư ở nước ngoài rồi lại quay về cố hương, chứ không hoàn toàn “bỏ rơi” một
trong hai nơi này.

Như Richard Devane viết trong một nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới công bố, “Trung
Quốc, Ấn Độ và Israel được hưởng nguồn đầu tư hoặc bùng nổ công nghệ trong hơn một
thập kỷ qua, và những đợt bùng nổ này được liên kết với nhau bởi sự lãnh đạo từ cộng đồng
những người làm việc ở hải ngoại của cả ba nước này”

[112]

.

AnnaLee Saxenian là nhà địa lý kinh tế của Trường U.C Berkeley và là tác giả cuốn The New
Argonauts (tạm dịch: Những người anh hùng Argonaut của thời đại mới) viết: “Như những
người Hy Lạp giương buồm cùng Jason trong chuyến đi tìm kiếm bộ lông cừu vàng, những
người Argonaut mới, sinh ra ở nước ngoài, là những doanh nhân nhuần nhuyễn công nghệ,
thường đi đi về về giữa Thung lũng Sillicon và quê nhà”, bà viết.

Bà chỉ ra rằng các khu vực công nghệ đang tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và
Israel - đặc biệt là hai nước sau - đã vươn lên thành “những trung tâm toàn cầu quan trọng
của sáng tạo”, thành quả của họ “qua mặt những nước giàu có và rộng lớn hơn như Đức và
Pháp”. Bà quả quyết giới tiên phong cho những biến chuyển sâu sắc này là những người “đã
đắm chìm trong nền văn hóa của Thung lũng Sillicon để học hỏi. Điều này bắt đầu vào cuối
những năm 1980 với người Israel và Đài Loan, và phải đến cuối những năm 1990 hay thậm
chí đầu những năm 2000 mới đến lượt người Ấn Độ và Trung Quốc”

[113]

.

Michael Laor tại Cisco và Dov Forhman tại Intel là những Argonaut kinh điển. Ngay cả khi
đang thu nhận kiến thức và địa vị trong các tập đoàn đa quốc gia lớn, họ vẫn nuôi dự quay
về Israel. Khi quay về, họ không những trở thành chất xúc tác cho sự phát triển công nghệ
của Israel, mà còn xây dựng những hoạt động dùng người Israel, vốn tạo ra các bước đột
phá quan trọng cho tập đoàn nơi họ làm việc.

Lớp người Argonaut mới, hay sự “lưu chuyển chất xám” - hình mẫu người Israel đi ra nước
ngoài rồi quay về nước là một phần quan trọng của hệ sinh thái sáng tạo kết nối Israel với
cộng đồng Do Thái hải ngoại (Diaspora). Ngoài ra còn tồn tại một mạng lưới Diaspora khác
của những người Do Thái không thuộc quốc tịch Israel.

Phần lớn thành công của Israel có được là nhờ vào mạng lưới Kiều bào hải ngoại
(Diaspora) sâu rộng mà các nước khác, từ Ailen, Ấn Độ đến Trung Quốc, cũng đã xây dựng
được. Tuy nhiên mối quan hệ chặt chẽ với Diaspora của những người không mang quốc tịch
Israel lại không tự dưng mà có, cũng không đóng vai trò chất xúc tác cho sự phát triển của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.