Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
nghệ y học, nhưng Iddan đã có một ý tưởng mới lạ: Anh ta tích hợp công nghệ thu nhỏ mới
nhất dùng trong tên lửa để phát triển một loại máy ảnh gói gọn trong viên thuốc có thể
truyền tải hình ảnh từ bên trong cơ thể người.
Nhiều người bảo với anh là không thể nhét một máy ghi hình, máy phát, các nguồn phát
sáng hay năng lượng vào trong một viên thuốc mà bất cứ ai cũng có thể nuốt. Iddan vẫn
kiên quyết, có lúc còn đến siêu thị mua gà về nhà kiểm chứng xem mẫu thuốc ấy có thể
truyền qua mô tế bào loài vật hay không. Anh gây dựng một công ty sản xuất loại máy ảnh
to bằng viên thuốc, tức PillCams, và đặt tên công ty là Given Imaging.
Năm 2001, Given Imaging trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được cổ phần hóa ở Phố
Wall sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Đến năm 2004, sáu năm sau khi thành lập, Given
Imaging đã bán 100 nghìn viên PillCams. Đầu năm 2007, công ty đạt mốc 500 nghìn viên
PillCams, và cuối năm 2007 đã bán được gần 700 nghìn viên.
Đến hôm nay, thế hệ mới nhất của PillCams có thể truyền tải mà không gây đau đớn 18
hình chụp một giây, suốt hàng giờ, từ sâu trong ruột của người bệnh. Bác sỹ có thể theo dõi
hình ảnh được quay trong thời gian thực, ở ngay trong phòng hay phía bên kia địa cầu. Thị
trường vẫn còn rất rộng lớn và đã thu hút các đối thủ cạnh tranh khó nhằn; người khổng lồ
Olympus cũng đang chế tạo máy ảnh của họ trong một viên thuốc. Các công ty khác nhảy
vào thị trường này cũng là chuyện bình thường, vì chỉ tính riêng ở Mỹ các bệnh về đường
ruột là nguyên nhân của hơn 30 triệu lượt người đến các phòng khám.
Câu chuyện của Given I không chỉ là chuyển giao công nghệ từ quân sự sang lĩnh vực dân
sự, hay về một doanh nhân xuất thân từ một công ty lớn về công nghệ quốc phòng. Nó là
một ví dụ của “mashup” trong công nghệ, về người kết hợp không chỉ các lĩnh vực riêng lẻ
của tên lửa và y học, mà còn đang hợp nhất một chuỗi các công nghệ - từ quang học, điện từ,
pin, truyền tải dữ liệu không dây, đến phần mềm, để hỗ trợ các bác sĩ phân tích những hình
ảnh họ nhìn thấy. Những kiểu “mashup” này là chén thánh của sáng tạo công nghệ. Thật ra,
một nghiên cứu mới đây của Đại học Tel Aviv đã cho thấy các bằng sáng chế của Israel khác
với bằng sáng chế khác trên toàn cầu vì họ viện dẫn số lượng nhiều nhất và tập hợp đa dạng
nhất các bằng sáng chế trước đấy.
Một trong những “mashup” như vậy là Compugen, một công ty đã làm cầu nối giữa quân sự
và y học. Ba nhà đồng sáng lập - Chủ tịch Eli Mintz, Giám đốc công nghệ Simchon Faigler, và
Giám đốc phần mềm Amir Natan - đã gặp nhau trong chương trình Talpiot danh tiếng của
quân đội Israel. Một cựu học viên Talpiot khác ở Compugen, Lior Ma’ayan, nói rằng 25
trong số 60 nhà toán học đã gia nhập công ty nhờ vào các mối quan hệ từ trong quân đội
của họ.
Ở quân đội Israel, Mintz đã tạo ra thuật toán giúp sàng lọc qua hàng tệp dữ liệu tình báo để
tìm ra những mỏ vàng rất quan trọng cho những thành công của Israel trong việc truy tìm
các mạng lưới khủng bố. Khi vợ anh, một nhà di truyền học, mô tả các vấn đề mà giới
chuyên môn của cô gặp phải trong việc sàng lọc qua đống dữ liệu di truyền khổng lồ, Mintz
nghĩ là anh có thể tìm được cách làm tốt hơn.