Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
Sheikh Muhammed mới đây đã ra sắc lệnh để người con trai 25 tuổi của ông, Sheikh
Hamdan, sẽ trở thành thái tử; người con thứ và em trai ông được bổ nhiệm làm hoàng thân.
Sẽ không có cách nào cho một người Emirati tương đương với Erel Margalit có thể giữ một
vai trò lãnh đạo cao cấp trong chính phủ hay làm công chức nhà nước. Bản thân Mohammed
Al Gergawi đã thuộc nhóm thiểu số 210 nghìn người Emirati trên toàn đất nước, và chỉ có
những người trong phạm vi giới hạn này là đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào những vị trí
cao cấp của chính phủ hoặc quản lý các công ty của Sheikh.
Bên ngoài giới lãnh đạo chính thức, Dubai còn mở cửa cho người ngoài đến lập doanh
nghiệp, nơi này đã có lịch sử hàng thế kỷ là đầu mối thương mại cho mọi thứ từ ngọc trai
đến vải dệt. Cụ nội của Sheikh Mohammed từng tuyên bố thành công của ông là một cảng
miễn thuế vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông muốn thu hút các thương nhân Iran và Ấn Độ.
Vào thập niên 70, cha của Sheikh Mohammed, Rashid bin Saeed Al Maktoum, ra lệnh nạo
vét kênh đào Dubai và xây dựng một trong những cảng nhân tạo lớn nhất hành tinh tại Jebel
Ali, cách Dubai 22 dặm về phía Tây Nam. Năm 1979, Jebel Ali trở thành cảng lớn nhất Trung
Đông, và theo một số chuyên gia, có thể xếp hạng cạnh Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc
và đập Hoover như ba công trình nhân tạo duy nhất quan sát được từ ngoài không gian.
Jebel Ali hiện tại là trung tâm tái xuất quan trọng thứ ba thế giới (sau Hong Kong và
Singapore).
Với Rashid, việc đẩy mạnh tự do thương mại dựa trên thực tế rằng suối nguồn kinh tế của
Dubai sẽ cạn kiệt. Với trữ lượng dầu và khí chỉ bằng 0,5% khu vực Abu Dhabi gần kề, và
thậm chí còn thấp hơn 0,5% nếu so với Ả-rập Xê-út, trữ lượng của Dubai có thể cạn kiệt
trong năm 2010. Như Sheikh Rashid từng tuyên bố một câu nổi tiếng, “Ông nội tôi cưỡi lạc
đà, cha tôi cưỡi lạc đà, tôi lái Mercedes, con tôi lái Land Rover, con nó sẽ lái Land Rover,
nhưng cháu của nó sẽ lại cưỡi lạc đà.”
Bên cạnh việc tạo ra một cảng biển đẳng cấp thế giới, Shikh Rashid còn thiết lập một khu
vực buôn bán tự do đầu tiên ở Trung Đông, cho phép những người nước ngoài hồi hương
100% vốn và lợi nhuận của họ và cho phép sở hữu tài sản 100% vốn nước ngoài. Điều này
giúp tránh được yêu cầu của UAE và nhiều nước trong thế giới Ả-rập là tất cả các công ty
đều phải do người trong nước sở hữu.
Thế hệ tiếp theo của gia đình Hoàng tộc - đi đầu là Sheikh Mohammed - đã đẩy mô hình
buôn bán tự do đi xa hơn, với việc tạo ra những công viên kinh doanh dành riêng cho các
ngành công nghiệp cụ thể. Công viên đầu tiên là Dubai Internet City (DIC), được thiết kế với
s của Arthur Andersen và McKinsey & Company.
DIC mang lại một trụ sở lý tưởng cho bất cứ công ty công nghệ nào kinh doanh ở Trung
Đông, ở tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi, hay các nước thuộc Liên Xô cũ - tóm lại là một thị
trường tiềm năng với 1.8 tỷ người với tổng GDP là 1.6 nghìn tỷ USD. Ngay lập tức đã có 180
công ty đăng ký thuê, bao gồm Microsoft, Oracle, HP, IBM, Compag, Dell, Siemens, Canon,
Logica, và Sony Ericsson.