QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 82

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Nói cách khác, Israel đã hứng chịu thiệt hại do sự thiếu tổ chức và thiếu ứng biến. Eiland

cũng ghi nhận việc binh sĩ Israel khi đó đã không được thấm nhuần tinh thần “vận mệnh cuộc
chiến nằm trên vai chúng ta”. Còn giới chỉ huy thì “dựa dẫm quá mức vào công nghệ, tạo ra ấn
tượng rằng họ có thể tiến hành các trận đánh chiến thuật trên đất liền mà không cần phải trực
tiếp có mặt trên chiến trường”.

Cuối cùng, Eiland nâng cao lời chỉ trích mang đậm phong cách Israel và khó tưởng tượng được
trong bất kỳ bộ máy quân sự nào khác: “Một trong những vấn đề của cuộc chiến Lebanon lần
hai là sự gắn bó quá mức của những chỉ huy cao cấp với các quyết định của vị tham mưu
trưởng. Đành rằng mệnh lệnh cuối cùng là do tham mưu trưởng đưa ra, và khi quyết định này
được đưa ra, tất cả đều phải cam kết thi hành toàn diện. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các chỉ huy
cao cấp là tranh cãi với tham mưu trưởng khi họ cảm thấy ông ta sai, và điều này cần được thực
hiện quyết đoán dựa trên cơ sở thực tiễn và chuyên môn mà họ nắm rõ”.

Những tổ chức lớn, dù là quân đội hay tập đoàn, cần thường xuyên cảnh giác với thái độ khúm
núm và thói tư duy bầy đàn, nếu không cả bộ máy có nguy cơ lao vào những sai lầm nghiêm
trọng. Tuy nhiên, hầu hết quân đội và nhiều tập đoàn có vẻ sẵn sàng hy sinh sự linh hoạt để đổi
lấy kỷ luật, hy sinh sáng kiến để đổi lấy tổ chức, và hy sinh cải cách để có được những điều có
thể đoán trước được.

Điều này, ít nhất về mặt nguyên tắc, không phải là phong cách của người Israel.

Eiland đề nghị quân đội Israel nên xem xét các biện pháp quyết liệt để củng cố đặc tính “khởi
nghiệp”, tính sáng tạo và chống phân cấp quản lý cổ điển. “Việc cho phép sĩ quan cấp thấp được
lên kế hoạch và chỉ huy các chiến dịch an ninh hiện tại với ít kiểm soát từ cấp trên, nhằm chuẩn
bị tốt hơn cho họ tham gia một cuộc chiến quy ước có thực sự là điều đúng đắn, thậm chí là khả
thi?”

[69]

, ông đặt câu hỏi.

Cuộc chiến 2006 là hồi chuông cảnh tỉnh rất tốn kém cho quân đội Israel đang bị lão hóa và ăn
mòn từ bên trong, hiện tượng vốn rất phổ biến ở những đội quân đã lâu chưa ra trận. Trong
trường hợp của Israel, quân đội nước này đã chuyển trọng tâm sang phong cách chiến tranh
biệt kích, thích hợp để truy đuổi các tổ chức khủng bố, song lại lãng quên những kỹ năng và khả
năng cần thiết cho những cuộc chiến thông thường.

Tuy nhiên, phản ứng của công luận Israel vừa để củng cố hàng ngũ sĩ quan, vừa để nới lỏng cho
họ: Làm việc chăm chỉ hơn tại cấp bậc quyền lực của mình và trách nhiệm được ủy thác cho sĩ
quan cấp thấp, cũng như khích lệ nhóm này thách thức chỉ huy của mình. Sự thúc đẩy hợp lý
này được xem là để phục hồi cốt lõi”, thay vì tự do hóa chúng.

Vậy tất cả những điều trên có ý nghĩa gì đối với Singapore, đất nước không chỉ cố gắng bắt
chước cơ cấu quân đội của Israel mà còn bổ sung một chút sáng tạo của Israel vào nền kinh tế?
Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, Singapore cực kỳ khác biệt so với Israel cả về sự trật tự
và bản chất cương quyết phục tùng của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.