QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 34

Chương 1

Con người là quan trọng

Nguồn nhân lực có đang gia tăng?

Thoạt đầu, tôi không nghĩ có lắm bí ẩn đối với sự phục hồi ì ạch của

toàn cầu. Sau 2008, khi Mỹ rơi vào một cuộc suy thoái sâu và thế giới nhanh
chóng lao theo, các nhà kinh tế cho rằng sự phục hồi sẽ rất chậm bởi vì đây
là một “cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống”, chứ không phải một cuộc
suy thoái thông thường, và tôi đã tin theo. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng
sau một cuộc khủng hoảng tàn phá hệ thống tài chính, nền kinh tế thường
tăng trưởng yếu trong bốn đến năm năm thậm chí sau khi suy thoái đã kết
thúc. Nhưng từng năm trôi qua – năm, sáu rồi bảy năm – nền kinh tế toàn
cầu vẫn tiếp tục vận hành yếu hơn so với dự kiến. Đến 2015, vẫn chưa có
khu vực trọng yếu đơn lẻ nào trên thế giới mà sự tăng trưởng kinh tế quay
trở lại mức trung bình Tiền khủng hoảng. Tôi bắt đầu tin rằng sự phục hồi
chậm chạp này là không bình thường. Nó là một bí ẩn: Sự tăng trưởng đâu
rồi?

Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều lý do để giải thích tại sao cả thế giới lại

ì ạch trong cuộc hồi phục yếu nhất của thời kỳ hậu chiến. Hầu hết những lời
giải thích đều tập trung vào việc những cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm
trọng có thể ức chế nhu cầu của nền kinh tế ra sao, khi người tiêu dùng và
các công ty phải vất vả để trang trải nợ và dần dần lấy lại niềm tin để tiêu
tiền. Những người khác thì đổ lỗi cho nhu cầu yếu trong khi bất bình đẳng
thu nhập gia tăng, chính sách chèn ép đối với quy định cho vay của ngân
hàng, hoặc triệu chứng nào đó về rối loạn căng thẳng Hậu khủng hoảng.
Mặc dù tất cả những lập luận này đều phần nào có lý, không có bằng chứng
rõ rệt về tác động của các yếu tố này đối với sự tăng trưởng kinh tế. Ở Mỹ,
có những dấu hiệu rõ ràng rằng nhu cầu của người tiêu dùng hoàn toàn hồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.