Tại Venezuela, các nhân vật xã hội chủ nghĩa tỏ ra không sẵn sàng
nhường lại chút quyền lực nhà nước nào một cách hòa bình, nên triển vọng
của nước này vẫn còn xấu theo hướng cùng cực. Nhưng ở Argentina Tổng
thống mới Mauricio Macri đã bắt đầu có một bước đi lớn đầy hứa hẹn. Ông
bỏ chế độ kiểm soát vốn, điều ngay lập tức khiến đồng peso được định giá
quá cao lao xuống một mức giá cạnh tranh hơn. Ông cắt giảm thuế xuất
khẩu, bỏ thuế nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu nông sản, và tăng giá điện
và nước đang được bao cấp. Ông cất nhắc một giám đốc ngân hàng trung
ương mới và, sau nhiều năm ngân hàng bị can thiệp chính trị, tuyên bố sẽ
khôi phục tính độc lập của ngân hàng, yếu tố rất quan trọng để chống lạm
phát. Ông sa thải đội ngũ các nhà thống kê đã bị IMF và nhiều người cáo
buộc xào nấu số liệu kinh tế của Argentina. Khi triển vọng quốc gia nhanh
chóng chuyển từ tệ hại sang tốt đẹp, Macri thậm chí còn kêu gọi ngăn
Venezuela tham gia khối thương mại khu vực Mercosur, báo hiệu sự rạn nứt
đầu tiên ở mặt trận cánh tả từng điều hành sai lầm các nền kinh tế lớn Đại
Tây Dương ở Nam Mỹ trong hơn một thập kỷ.
Thành viên còn trụ lại của mặt trận ấy là Đảng Công nhân tại Brazil, và
sau khi được bầu lại vào cuối 2014, Tổng thống Dilma Rousseff
giờ đây
đang đối mặt với nguy cơ bị luận tội. Tỷ lệ ủng hộ bà đã giảm từ mức cao
60% vào 2013 xuống còn 10%. Rousseff là nhà lãnh đạo lớn duy nhất trên
thế giới có tỷ lệ ủng hộ thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Bị suy yếu bởi giá hàng
nguyên liệu giảm, nền kinh tế này sa sút gay gắt và đang phải đối mặt với
bước ngoặt tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.
Bề dày quá trình can thiệp của nhà nước Brazil vào nền kinh tế đã đạt
đến đỉnh cao mới. Trước khi Rousseff lên nắm quyền, Brazil thặng dư ngân
sách chút ít, nhưng dưới sự lãnh đạo của bà, khoản thặng dư đó đã biến
thành một khoản thâm hụt bằng 10% GDP, mức cao nhất với bất kỳ nền kinh
tế lớn nào trên thế giới. Để kiểm soát mức thâm hụt gia tăng, Rousseff đã
buộc phải đề xuất các biện pháp giảm thâm hụt khẩn cấp. Nhưng vì gần 70%
ngân sách rót vào các chính sách xã hội và tiền lương, có rất ít khoản để cắt
giảm. Các kế hoạch giảm thâm hụt của Rousseff vì vậy tập trung vào việc
tăng thuế, với nguy cơ làm tổn hại thêm nền kinh tế. Vị thế chính trị của