một dấu hiệu xấu trong chu trình sinh tử; Aquino dự định mãn nhiệm vào
2016, theo luật pháp và lịch trình. Cuộc ra đi của ông đã dấy lên một triển
vọng bất định, vì các ứng cử viên kế nhiệm bao gồm các nhà cải cách lẫn
các chính trị gia được bảo trợ theo lối cũ. Tuy nhiên, hiện giờ Philippines
vẫn đang ở giai đoạn tích cực của các chu kỳ về lãnh đạo chính trị, vai trò
của nhà nước, tín dụng, đầu tư, lạm phát và dòng tiền, và có dân số trong độ
tuổi lao động tăng trưởng nhanh. Nước từng tụt hậu giờ đây là một gương
mặt triển vọng toàn cầu, và có cơ may thành công.
Các viễn cảnh tốt đẹp nhất kế tiếp trong khu vực Đông Nam Á , hơi
đáng ngạc nhiên, lại thuộc về Indonesia, nước ít ra không bùng vỡ như các
nền kinh tế hàng nguyên liệu lớn khác. Nga, Brazil và Nam Phi đều đã bắt
đầu lao về phía suy thoái kinh tế khi giá hàng nguyên liệu toàn cầu bắt đầu
giảm vào 2011. Tuy nhiên, Indonesia, nước xuất khẩu đồng, dầu cọ và các
nguyên liệu khác, chỉ chậm lại một chút. Nước này được bảo vệ bởi mức thu
nhập bình quân đầu người tương đối thấp, chỉ 3.500 đô-la, khiến họ dễ tăng
trưởng, và có mức đầu tư trong nước lẫn cơ sở tiêu thụ lớn hơn so với các
nước khác trong cùng nhóm.
Vào 2014, Indonesia đã bỏ phiếu bầu một nhà lãnh đạo mới làm Tổng
thống, một chính trị gia hoạt động độc lập từng là người chế tác đồ nội thất,
Joko Widodo, và sau một số sai lầm bước đầu dường như ông đã lấy được
đà. Như người ta thường nói, thời thế tạo anh hùng, Widodo đã thúc đẩy cải
cách quyết liệt chỉ sau khi giá hàng nguyên liệu sụt giảm làm sa sút nền kinh
tế. Ông cắt giảm trợ cấp năng lượng, một trong những khoản hỗ trợ tệ hại
nhất của các chính phủ ưa can thiệp, và dự định dùng tiền thu được để làm
đường sá và cơ sở hạ tầng khác, nhằm thu hút thêm đầu tư vào các ngành
sản xuất. Ông cải tổ nội các kém năng lực gồm các nhà kỹ trị, chẳng hạn, đã
trì hoãn giải ngân tiền đầu tư với lý do bộ mới chuyên đảm trách các khoản
đầu tư này vẫn chưa có tên chính thức. Trong một cuộc gặp hồi cuối 2015
với Tổng thống Obama tại Nhà trắng, Widodo đồng ý tham gia Hiệp định
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một bước cởi mở lớn đối với một đất nước
có truyền thống tách biệt lâu nay. Một khi được thực hiện, hiệp định này sẽ
buộc ông phải cải cách các khía cạnh bất thường của nền kinh tế, gồm các