QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 482

Sự hồi sinh của tiền tiết kiệm được thể hiện, xét khía cạnh kỹ thuật, bởi mối
tương quan toàn cầu giữa tiền tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước,
vốn đã giảm từ 0,8 vào 1980 xuống -0,1 vào 2007 và sau đó tăng trở lại lên
đến 0,7.

Trên thực tế, một số quốc gia, như Chile trong những năm 1980 và
Indonesia vào đầu những năm 1990, bị khủng hoảng sau khi nợ tư nhân gia
tăng ào ạt nhưng lên đến những mức vẫn còn tương đối thấp – đạt tỷ lệ dưới
50% so với GDP.

Đến 2015, tôi xin lưu ý, một số nhà nghiên cứu ngành tài chính tư nhân đã
công bố các công trình về sự liên hệ giữa sốt tín dụng và suy giảm tăng
trưởng kinh tế, gồm “Gỡ rối bài toán tín dụng hóc búa của Trung Quốc”
của Goldman Sachs vào tháng giêng và “Cảnh giác với chu kỳ tín dụng
EM” bởi JP Morgan vào tháng 11 năm đó.

Trong hầu hết các trường hợp này, tăng trưởng GDP đều mạnh trong thời
gian năm năm khi tín dụng tăng nhanh một cách nguy hiểm, do đó tăng
trưởng tín dụng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tín dụng/GDP gia tăng.

Ở đây tôi dùng khủng hoảng tài chính theo nghĩa một cuộc khủng hoảng
ngân hàng như định nghĩa của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff trong
Lần này thì khác (This Time Is Different) (2009), mà các vụ sụp đổ ngân
hàng buộc chính phủ phải đóng cửa, sát nhập, giải cứu hoặc tiếp quản một
hoặc nhiều tổ chức tài chính.

Với 26 trong 30 trường hợp, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm suy giảm
trong năm năm tiếp theo. Bốn trường hợp còn lại – Malaysia, Uruguay,
Phần Lan và Na Uy – cũng bị suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nhưng sự phục
hồi đã diễn ra đủ kịp thời để nâng tỷ lệ tăng trưởng bình quân của năm năm
tiếp theo.

Hàn Quốc, một quốc gia khác ở tâm của khủng hoảng tài chính châu Á,
được loại trừ ở đây vì nước này theo một mô thức khác và chưa bao giờ bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.