ra đi trong năm 2013, gấp năm lần tổng số ra đi năm 2009 và gần đạt đỉnh
trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng năm 1998. Những người ra đi là các
doanh nhân, nhà văn, nhà khoa học và con cái của các gia đình có đủ khả
năng cho con đi du học, với hy vọng rằng cuối cùng chúng sẽ định cư ngoài
nước Nga. Đề tài chuyện trò trong bữa ăn của các tầng lớp thượng lưu Nga
tập trung vào cách thức lấy thị thực để đến một quốc gia nước ngoài mà họ
muốn và cách đem theo tiền cùng với gia đình.
Nền kinh tế Trung Quốc còn chưa đến nỗi rơi vào tình cảnh khủng
hoảng như Nga, nhưng các đồng nghiệp của tôi cũng kháo nhau về những
cuộc bàn tán tương tự. Hơn 90.000 triệu phú đã rời Trung Quốc từ 2000 đến
2014 – số liệu thô dòng di dân lớn nhất đến nay đối với bất cứ nước nào.
Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Barclays năm 2014 với 2.000 người châu
Á giàu có cho thấy đến nay người Trung Quốc là đối tượng tính chuyện di
cư nhiều nhất, với 47% trong số họ nói rằng họ nhắm rời khỏi đất nước
trong vòng năm năm. Trong số người Trung Quốc tính di cư, khoảng ba
phần tư viện dẫn lý do an ninh kinh tế, khí hậu thuận lợi, công việc và cơ hội
học tập tốt hơn cho con cái. Câu chuyện trong bàn ăn của người Trung Quốc
đều bàn về nơi tốt nhất để đi: Mỹ hoặc Úc hoặc Canada. Tin tức gần đây cho
biết hàng chục ngàn người Trung Quốc đang quan tâm muốn đầu tư vào Úc
và Canada nhằm có được thị thực đặc biệt cho phép các nhà đầu tư lớn
chuyển tới các nước này hợp pháp. Khi những người khôn ngoan tìm cách đi
ra nước ngoài, đó quả là điềm xấu, và khi họ tìm cách mang theo cả tiền, đó
thậm chí là điềm tệ hại.
Ngay trong lúc chính phủ nỗ lực để thu hút nhân tài nhập cư, phản ứng
của công chúng chống lại sự hội nhập của người nhập cư vẫn là hiện tượng
phổ biến mặc dù là thất sách. Ngoại trừ đảo quốc Nhật Bản, quy luật chung
với hầu hết các nền dân chủ công nghiệp là người nhập cư chiếm từ 10 đến
15% dân số. Các cuộc thăm dò gần đây của Ipsos MORI, tập đoàn nghiên
cứu thị trường của Anh, cho thấy dân chúng tại Đức và Vương quốc Anh tin
rằng cộng đồng người nhập cư lớn gấp hai lần quy mô đó. Khoảng cách
nhận thức còn lớn hơn ở Pháp và Mỹ, với các cuộc thăm dò cho thấy mọi
người nghĩ rằng dân nhập cư đông gấp ba lần so với thực tế: những người