QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 62

Đức, Pháp, Thụy Sĩ và các quốc gia khác ở phía Bắc, nơi đang có mối quan
ngại ngày càng tăng rằng di dân đang góp phần hình thành một tầng lớp
dưới, tạo thêm gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội và lương hưu quá tải.

Rõ ràng rào cản văn hóa làm phức tạp hóa quá trình hội nhập di dân

vào một nền kinh tế tiên tiến, nhưng điều này cũng xảy ra với việc hội nhập
phụ nữ và người cao tuổi. Hơn nữa, nỗi sợ về người nhập cư không có tay
nghề có lẽ đã bị thổi phồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy di dân – có tay nghề
hay không – đều có xu hướng làm tăng năng suất và sự tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới Caglar Ozden gần đây đã xem xét luận
điệu thường nghe rằng người nhập cư đánh cắp công việc của người dân bản
địa và thấy điều này chẳng có mấy sự thật.

[10]

Nói chung Ozden thấy rằng

người di cư thường nhận các việc mà người dân bản địa không muốn hoặc
không thể làm. Trong một chuyến thăm Hy Lạp vào tháng 6-2015, khi cuộc
khủng hoảng nợ vẫn đang hoành hành và người ta hết sức quan ngại về tỷ lệ
thanh niên thất nghiệp hai chữ số, tôi đã ngạc nhiên bởi quá nhiều chủ doanh
nghiệp địa phương phàn nàn về tinh thần làm việc của thanh niên Hy Lạp,
rằng họ thích sống ở nhà dựa vào lương hưu dư dật của mẹ, những người
không thích con cái phải làm việc khó nhọc. Tất cả chủ doanh nghiệp, không
sót một ai, đều cho biết họ thích thuê người nhập cư đang háo hức làm việc,
một lập luận được củng cố bởi dữ liệu cho thấy ở Hy Lạp tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động ở người di cư cao hơn 10% so với dân bản địa.

[11]

Đó là mức

cách biệt lớn nhất ở châu Âu, vì vậy Hy Lạp có lẽ là một trường hợp cực
đoan, nhưng di dân thường làm những công việc không ai muốn.

Ozden cũng thấy rằng di dân không có tay nghề có xu hướng không tác

động gì lên mức lương hoặc việc làm ở địa phương hoặc làm tăng mức
lương và việc làm. Ông đưa ra một ví dụ tương đương trong trường hợp
Malaysia, nơi dòng nhập cư lớn gần đây từ nước ngoài cho phép nhiều
người bản địa có trình độ trung học trở thành cấp quản lý của người lao
động nhập cư thay vì chính họ là người lao động. Điều này dẫn đến một sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và sự thúc đẩy này từ các di dân có tay nghề
cao thậm chí có vẻ còn mạnh mẽ hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.