QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 61

Hồi 2013, nhà phân tích công nghệ Mary Meeker đã lan truyền bức ảnh

một biển quảng cáo mà chính phủ Canada đặt trên quốc lộ 101, huyết mạch
chính đi qua Thung lũng Silicon, với khẩu hiệu nhại theo lời hứa của Tổng
thống Barack Obama về chính sách đối ngoại “xoay trục sang châu Á”. Biển
quảng cáo này ghi, “Gặp vấn đề H1B? Hãy xoay trục sang Canada”. Trước
khi tới thăm vùng vịnh San Francisco vào mùa hè 2013, Bộ trưởng của
Canada về quốc tịch, di trú và đa văn hóa, Jason Kenney, cho biết ông sẽ
loan tin Canada đang “mở cửa cho người mới” và “sẽ không xin lỗi” về việc
săn trộm tài năng. “Nếu quý vị không định liệu được hệ thống nhập cư của
mình, chúng tôi sẽ mời những người giỏi nhất và sáng giá nhất sang phía
Bắc biên giới”, ông nói.

Khó tìm được lời tuyên chiến nào quyết liệt hơn thế trong cuộc chiến

giành nhân tài toàn cầu. Một cách để xác định kẻ chiến thắng là hãy tìm
những nước mà người nhập cư chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong
số sinh viên tốt nghiệp đại học, yếu tố cho thấy đất nước ấy đã giành được
nhân tài có học thức. Mức giành được này đáng kể nhất ở Anh, Canada và
đặc biệt là Úc, nơi dân nhập cư chiếm 30% tổng dân số nhưng chiếm đến
40% sinh viên tốt nghiệp đại học. Sự cách biệt 10% ấy biểu thị cho mức lợi
nhuận chất xám đầy ý nghĩa. Tại Mỹ và Nhật, người nhập cư chiếm tỷ trọng
như nhau trong dân số có trình độ đại học và dân số nói chung, vì vậy tác
động này ít mạnh mẽ bằng. Ở Đức, Hà Lan và một số nước châu Âu khác,
dân số nhập cư có bằng cấp ít hơn dân số địa phương.

Những khác biệt này là không nhỏ. Các gia đình Trung Quốc và Ấn Độ

di cư đến Úc và Canada có xu hướng mang theo các chuẩn mực giáo dục
cao, và con cái của họ đạt kết quả tốt với các bài kiểm tra chuẩn ở trường
trung học như dân địa phương. Trong thực tế, ở Úc họ còn đạt kết quả tốt
hơn – nước công nghiệp lớn duy nhất rơi vào trường hợp này. Tại Mỹ và
Anh, họ đạt kết quả có phần kém hơn. Tuy nhiên, ở nhiều nước châu Âu lục
địa, nhất là ở phía Bắc, họ đạt kết quả tệ hơn rất nhiều. Ở Thụy Điển, chẳng
hạn, 20% học sinh bản xứ đạt điểm “dưới mức cần thiết để hội nhập toàn
phần vào xã hội hiện đại”, nhưng đến 60% những em nhập cư thế hệ đầu
tiên đạt dưới mức điểm chuẩn. Sự chênh lệch rõ rệt tương tự cũng thấy tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.