QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 59

với những nước khác ở Đông Nam Á, xã hội Phật giáo an hòa này cũng cởi
mở một cách bất thường với người nước ngoài, với gần 4 triệu người nhập
cư, chiếm hơn 5% dân số, so với chưa đến 1% ở Philippines và Indonesia.
Không có gì lạ khi bắt gặp ở Thái Lan những doanh nhân nước ngoài điều
hành các công ty lớn – một điều hiếm thấy ở các nước láng giềng nặng chủ
nghĩa dân tộc hơn như Indonesia hoặc Malaysia. Người lao động nhập cư –
chủ yếu là Phật tử từ Myanmar, Lào và Campuchia – cũng di chuyển dễ
dàng để ra vào Thái Lan, nhưng họ đến một cách tự ý, chứ không do được
tuyển mộ và cũng không bị bài xích. “Đó là một câu chuyện cổ Thái. Không
phải một chính sách chủ động”, một nhà kinh tế tại Bangkok nói với tôi
trong chuyến thăm thành phố này vào tháng 10-2013. “Về chuyên môn,
nhiều người nhập cư đang có mặt bất hợp pháp, nhưng có ai quan tâm đến
luật pháp?” Để chống lại nạn lão hóa, Thái Lan sẽ cần quan tâm hơn nữa
trong việc chào đón người nhập cư.

Trong số các quốc gia lớn mới nổi, các nước hưởng lợi lớn gần đây từ

di dân là Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Nam Phi, những nước đã trở thành thỏi
nam châm cấp khu vực để thu hút người tị nạn và người tìm việc. Từ 2011
đến 2015 dân nhập cư làm tăng 1% dân số của Nam Phi, 1,5% của Malaysia,
và lên đến 2,5% của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2014, thậm chí trong khi các
đảng cánh hữu khắp Tây Âu đang hô hào trục xuất người nhập cư và người
tị nạn, Thổ Nhĩ Kỳ đã lặng lẽ gia hạn giấy tờ cho hơn 1 triệu người tị nạn,
mà nhiều người trong số họ đến từ Syria. Ít nhất một số nhà lãnh đạo Thổ
Nhĩ Kỳ đã nhận ra cơ hội nhập khẩu sức lao động và nhân tài, gồm nhiều
bác sĩ và chuyên gia có trình độ trong dòng người tị nạn. Năm 2014, theo
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, một phần tư các doanh nghiệp
mới ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được khởi nghiệp bởi người Syria, và các khu vực
phát triển nhanh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là những nơi mà người tị nạn đã định
cư.

[9]

Hưởng lợi chất xám, chảy máu chất xám
Khi cuộc cạnh tranh thu hút lao động nóng lên, sự tranh đua giành lao

động có tay nghề cao sẽ đặc biệt khốc liệt. Tính đến 2014, hai phần ba các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.