nhiều, cũng biết nhiều và có phòng bị nên ngoài việc dùng thuốc chữa cho
bọn nhóc, Bảo còn tìm được nguyên nhân sinh bệnh. Người đồng bào có
những tục lệ lâu đời, có những món ăn họ ăn gần như là sống, có thể người
lớn sưc đề kháng cao không sinh bệnh. nhưng trẻ con thì lại khác. Tuy
nhiên, họ suy nghĩ đơn giản, để làm cho họ tin thì phải chứng minh bằng
hành động cụ thể chứ không nói suông được. Nỗ lực suốt nửa năm ròng,
vừa giúp đỡ, vừa tuyên truyền, dần dà Bảo cũng thuyết phục được bà con
không nên cho trẻ nhỏ ăn tái, ăn sống nữa. Chẳng biết từ bao giờ, hơn 1
năm qua, Bảo giống như con dân trong bản vậy.
Lão Xèng nhìn Bảo khẽ cười, lão nói :
— Ta hãy còn nhớ, hồi đó khi cậu đem thuốc cho bọn nhóc uống, bố mẹ
chúng còn định đánh cậu. Vậy mà bây giờ, họ quý cậu, coi cậu như người
nhà. Khi nãy ta có nói cũng chỉ muốn tốt cho cậu, bản thân ta và mọi người
quanh đây, chúng ta rất yêu quý cậu vì những gì cậu đã làm. Cậu nói đúng,
một lão già sống cô độc đến ngần này tuổi như ta không thể hiểu được cậu.
Ta chỉ mong cậu luôn được bình an, củi đã bổ xong rồi, ta đi hai cho cậu
nắm thuốc, uống hết lần này chỉ mai, kia là cậu khỏe lại thôi. Cậu ở nhà
chơi với bọn trẻ nhé, ta đi đây.
Bảo muốn nói gì đó với lão Xèng nhưng rồi lại thôi, khi nãy Bảo đã gắt lên
hơi to tiếng, giờ bình tâm lại, Bảo thấy có lỗi với lão Xèng. Câu nói mà lão
vừa nói, Bảo cũng nhớ, trước lúc mê man Bảo đã nói ra miệng. Nhìn lão
Xèng đeo cái gùi lên lưng rồi bước ra khỏi cổng tre, Bảo thầm tự nhủ :
— Ông Xèng, cho tôi xin lỗi.
Thời tiết hôm nay khá dễ chịu, hơi se se lạnh, nhà lão Xèng nằm ở lưng
chừng quả đồi. Đứng từ đây tuy không thể nhìn rõ, nhưng phóng tầm mắt
ra xa, Bảo có thể thấy khu vực rừng núi luôn bị che phủ bởi những đám
sương mù chưa bao giờ tan. Phải chi nơi ấy cũng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay