Nhà tâm lý học Angela Duckworth tiến hành một nghiên cứu nổi bật
nhất về việc bỏ cuộc. Cô tìm cách dự đoán xem những học viên mới vào
nào sẽ rời bỏ khỏi chương-trình-huấn- luyện-căn-bản-kiêm-định-hướng của
Học viện Quân sự Hoa Kỳ, vốn thường được biết đến với tên gọi “Doanh
trại quái thú”.
Người ta thiết kế một chương trình nghiêm ngặt cả về thể chất lẫn tinh
thần dài sáu tuần rưỡi để chuyển hóa nam thanh nữ tú ở độ tuổi thanh thiếu
niên đang trong kỳ nghỉ hè thành những sĩ-quan-đang-huấn-luyện. Các học
viên phải tập trung thành đội ngũ từ lúc 5 giờ 30 phút sáng để bắt đầu chạy
bộ hoặc tập bài tập thể dục mềm dẻo. Khi ăn sáng trong hội trường ăn tập
thể, những học viên mới (hay còn gọi là “plebe” – “những sinh viên năm
nhất”) phải ngồi thẳng trên ghế của mình và đưa thức ăn vào miệng, chứ
không được quay mặt hướng về phía đĩa ăn. Một học viên lớp trên có thể
hỏi dồn. “Con bò thế nào?” là câu hỏi tắt cho câu “Còn lại bao nhiêu sữa?”
Học viên năm nhất sẽ học cách trả lời, “Thưa ông/bà, con bò đi bộ, nó ‘nói
chuyện’ và đầy phấn khích! Dịch sữa được chiết xuất từ bò cái sinh sôi nảy
nở đến mức [thứ n]!” N tượng trưng cho số hộp sữa còn lại trên bàn.
Thời gian trong ngày còn lại là sự pha trộn các hoạt động trong lớp
học và hoạt động thể chất, chẳng hạn như ở phòng hơi cay không có cửa sổ,
các học viên năm nhất phải cởi chiếc mặt nạ khí ra và đọc lại những dữ
kiện trong khi mặt của họ sắp bị đốt cháy. Nôn mửa là chuyện thường tình
dù giáo án huấn luyện không yêu cầu như vậy. Đèn tắt vào lúc 10 giờ tối để
cho mọi thứ lại bắt đầu vào buổi sáng. Đó là một khoảng thời gian đầy thử
thách đối với ý chí của những sinh viên-người lính. Để được vào học viện,
tất cả đều phải là sinh viên xuất sắc, nhiều người trong số họ là những vận
động viên xuất chúng, và đa số đều phải hoàn tất quá trình nộp hồ sơ trong
đó có thư giới thiệu của một nghị sĩ Quốc hội. “Người lười biếng” không
đến được với “Doanh trại Quái thú”. Tuy nhiên, một số sẽ phải ra đi trước
khi tháng thứ nhất kết thúc.
Duckworth tìm hiểu được rằng Điểm số ứng viên toàn diện – sự hội tụ
của các điểm số bài kiểm tra được chuẩn hóa, vị thứ ở trường trung học,
các bài kiểm tra về sức khỏe thể lực, và kỹ năng lãnh đạo được minh chứng