không muốn thì mụ ta cưỡng hiếp được sao?” Tôi nói: “Biết thế, nhưng
mình sợ có lúc khó xử, mang tiếng chết.” Anh bạn nói thẳng: “Tao nghĩ
thương cho mày. Xét cho cùng tội gì mày phải ép xác giữ lấy hai chữ “có
đạo” ở thời buổi này. Ly thân với mụ vợ ngần ấy năm, nó cặp kè với thằng
khác, sao mày không bỏ quách đi cho rảnh nợ? Mày cũng nên giải thoát
cho mình, tự do xả láng với mụ chủ cho ả biết mặt.” Chẳng biết anh bạn
nhà báo vốn quen biết cả hai ông bà đã tán dương tôi thế nào mà bà chủ
xem chừng nể trọng và quý tôi ra mặt, khiến đám nhân viên cứ nhìn tôi xì
xầm to nhỏ. Thây kệ đời. Tôi cũng đã mệt mỏi với chiếc xe đạp lặc lè hai rọ
sắt chất đầy than tổ ong đằng sau. Hơn nữa, làm cái nghề phơi mặt ra trên
đường phố như thế cũng ê chề lắm. Giờ làm chân bảo vệ khách sạn Hoàng
Long kể cũng nhàn thân, lương cao, lại không phải phơi mặt ra đường là tốt
rồi. Thú nhất là vào những ngày trực ca đêm, khi thành phố chìm trong giấc
ngủ say nồng là lúc tôi tự do thả hồn lên trang giấy, nói hết những điều
mình cảm, mình nghĩ giữa nơi phòng ốc khang trang thú gấp nghìn lần ở
cái ổ chuột nhà mình. Sách có được in hay không chưa hẳn đã quan trọng,
chí ít thì đó cũng là cơ hội để tôi tìm lại chính mình… Cũng đã đôi lần bà
chủ ngồi chuyện trò khá lâu với tôi, xem chừng bà muốn làm thân, nhưng
không đến nỗi sỗ sàng hay khêu gợi như lời kể của anh bạn nhà báo. Bà
thủng thẳng chuyện gần chuyện xa, pha chút hài hước, vẻ thân tình, nhưng
vẫn giữ khoảng cách cần thiết. Có lẽ bài học về mấy vố lừa trước đây khiến
bà thận trọng thăm dò đối phương chăng? Cứ thoáng nghĩ vậy tôi lại chạnh
lòng, cảm thấy mình như con mồi bị dền dứ. Lần này theo hẹn, tôi bước
vào phòng làm việc của bà, ngập ngừng nhìn lên đồng hồ chỉ vào đúng con
số mười. Bà chủ ngước nhìn tôi, nở nụ cười rất tươi như mong đợi từ lâu.
Bà lại gần bộ xa lông, mời tôi cùng ngồi, ý nhị hỏi: “Em có làm phiền bác
không?” Tôi đáp: “ Không, thưa chị! Đang giờ làm việc, chị cho gọi thì bổn
phận tôi phải có mặt.” Bà cười lấy lòng: “Bác đừng quá khiêm nhường thế,
khó xử cho em quá. Em sợ bác đang bận viết lách gì cơ.” “Hôm nào phải
trực đêm, tôi thường đợi đến lúc người khách cuối cùng đi chơi về mới viết
gì thì viết, chị ạ!” - tôi cũng cười và khẽ khàng thưa lại trong cương vị kẻ
làm thuê. Hình như để xóa đi cái không khí trang nghiêm có phần khách