một thực thể, một hiện hữu không thể bôi xóa. Rồi nàng phải làm sao, phải
làm gì khi đời sống tu hành của nàng bị xáo trộn. Khi mà câu kinh tiếng kệ
không còn đủ sức mạnh để lấn át tiếng cười, giọng nói của Hoàng.
Sáng ngày ba mươi tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm. Sa
Huỳnh nhớ không bao giờ quên. Ngày thành phố Vũng Tàu bắt đầu thấp
thoáng bóng những người lính xa lạ, lạnh lùng và vô tình cảm. Sa Huỳnh
biết mình phải ra đi vì không thể sống với những người mà nàng sợ hãi.
Nàng lặng lẻ dìu sư cụ xuống bãi biển. Thương hại kẻ tu hành người chủ
thuyền cho nàng và sư cụ một chỗ trong góc. Trời nước mênh mông. Sa
Huỳnh gọi thầm trong trí não tên Hoàng. Nước mắt của nàng nhỏ xuống
lòng đại dương đen thẳm. Nàng biết sẽ không bao giờ gặp lại Hoàng.
Tạm trú ở đảo Guam Sa Huỳnh không biết làm gì hơn cho qua ngày tháng
trống rổng là tham gia phái đoàn Phật giáo đi ủy lạo đồng bào tị nạn. Một
bữa tới thăm khu quân nhân và gia đình của họ nàng lịm người đi vì hình
ảnh của một người. Đơn độc. Bơ vơ. Ngác ngơ. Hốc hác. Hoàng của nàng
ngồi đó...
- Hoàng...
Tiếng kêu tắt nghẹn. Người lính biệt động quân ngơ ngác. Đôi mắt nồng
nàn tình tự yêu thương không còn nữa..
- Xin lỗi ai gọi tên tôi...
Sa Huỳnh bật khóc.
- Hoàng... Hoàng... Tôi là Sa Huỳnh... Ni cô Sa Huỳnh...
Giọng người lính chiến nghèn nghẹn.
- Thưa ni cô vẫn mạnh...
Hoàng đưa tay ra. Sa Huỳnh nắm lấy bàn tay chai cứng đặt lên mặt mình.
Hai dòng nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt gầy gò và hốc hác của người
lính tật nguyền.
Từ đó mỗi ngày. Sáng. Trưa. Chiều. Tối. Sa Huỳnh tới lui thăm viếng và
chăm sóc cho người lính chiến tật nguyền. Nàng lo cho Hoàng từng bữa
cơm, giặt giủ quần áo, dìu Hoàng ra bãi biển ngồi ôn lại chuyện cũ. Rồi
một hôm Sa Huỳnh được tin nàng có tên trong danh sách chuyến bay sang
Mỹ. Tâm hồn nàng ngổn ngang. Đầu óc nàng rối rắm. Rồi Hoàng sẽ ra sao.