- Chào ông bà ạ!
- Chào ông bà. Thủy ngoan lắm…
- Dạ mời thầy cô uống nước. Vợ chồng tôi có nghe em Thủy nói chuyện
xây cất trường học chi đó. Nhưng em nói hổng rành.
Sau khi nghe Hùng và Uyên trình bày căn kẽ mọi chuyện, ba má Thủy tươi
cười nói:
- Dạ vợ chồng tôi tuy quê mùa dốt nát, nhưng cũng muốn kiếm năm ba chữ
cho con cái. Vì vậy cái việc góp công xây trường tụi tui không tiếc. Nhà tui
thì nghèo, vườn tược không bao nhiêu, chắc tui chỉ góp được mấy ngày
công với lại bện tranh lợp mái thôi…
Uyên mừng rỡ:
- Dạ, như vậy thì quý hóa quá còn chi nữa. Chúng tôi chỉ trông mong mỗi
phụ huynh giúp cho một tay. Xóm mình nghèo, lại xa tỉnh, xa quận…
đường sá di chuyển khó khăn, cho nên mình cũng không mong có trường
lớp to lớn đẹp đẽ mà chỉ mong chắc chắn, lành lặn để đỡ gió, che mưa,
tránh tai nạn khi giông bão. Để chúng tôi ghi tên hai bác vô sổ…
- Thôi, tụi tui có chút công mà ghi làm chi thầy, cô… Có nhiều mới…
Hùng cười nói:
- Bác yên tâm, cháu ghi là để phân công và kiểm điểm tài lực cho minh
bạch…
Từ giã ba má Thủy, Hùng và Uyên sang nhà một đứa học trò khác…
Sau hơn hai tiếng đồng hồ, Uyên đi được gần hai mươi nhà. Phần lớn đều
đồng ý và giúp Uyên trong công tác tự lực lợp, chống lại trường học. Có
một vài phụ huynh tỏ ý không bằng lòng và bỏ mặc, thứ nhất là vì con họ
học lớp cuối của trường và chắc chắn họ không muốn con họ học lên tiếp
tục, bởi tương lai đối với họ quá xa vời. Cái cày, cái cuốc, thửa ruộng con
trâu là gần gũi và thiết thực nhất. Thêm năm ba chữ cũng bằng không. Họ
lý luận với Uyên, Hùng về dự cần ích của ngôi trường, so với sự cần ích
của đời sống thực tế. Đôi lúc họ tỏ vẻ nghi ngờ thiện chí của Hùng và
Uyên. Nhưng tựu trung sau sự giải thích, nài nỉ của Hùng và Uyên, họ cũng
hứa hẹn sẽ giúp đỡ một công.
Trên đường về Uyên thấy mình phấn khởi hơn lên. Nàng nói trong niềm vui