◆ Lý do thứ 3: Hầu hết các nhà quản lý đều quá tự tin. Với những
nhà quản lý có hành vi hùa theo mùa quáng, sở dĩ họ không sẵn
sàng thay đổi tình trạng hoạt động hiện tại là vì các chế độ hoạt
động hiện hành của các doanh nghiệp này cũng vẫn có thể tạo ra
được lợi nhuận, ngay cả nếu như có thấp hơn mức tiêu chuẩn trong
cùng ngành thì họ cũng không muốn mạo hiểm thay đổi.
◆ Nhà kinh doanh liệu có thể vượt qua được "Sự cám dỗ bắt
chước" hay không
Bắt chước trong giới kinh doanh là một "hành vi hùa theo" rất phổ
biến, thậm chí, một số nhà quản lý không hề suy nghĩ mà đã vội mô
phỏng theo người khác. Ví dụ, một công ty mới mở phải xây dựng
chiến lược kinh doanh, họ sẽ tham khảo sách lược kinh doanh của
một số công ty khác trong cùng ngành. Nếu tìm thấy phương thức
hoạt động của một số công ty gần giống nhau, giám đốc điều hành
sẽ nghĩ rằng, công ty của mình nếu có cùng một khuôn mẫu như thế
thì chắc chắn cũng sẽ khả thi. Buffett đã chỉ ra rằng, sự thất bại của
các công ty không hẳn là do sự tham lam, ngu dốt mà chính do sức
mạnh áp đảo của "hành vi hùa theo" này tạo ra.
Trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Buffett đã cho sinh
viên xem một danh sách gồm 37 ngân hàng thất bại trong đầu tư.
Ông giải thích rằng, cho dù lượng giao dịch của thị trường chứng
khoán New York tăng 15 lần, nhưng các tổ chức tài chính này vẫn
thất bại. Người đứng đầu của các tổ chức tài chính này đều là
những người có chỉ số IQ rất cao, họ đều siêng năng làm việc và
cũng rất khao khát thành công. Vậy tại sao họ lại thất bại? Chỉ có
một câu trả lời, đó là bởi họ không chịu tư duy mà mù quáng bắt
chước làm theo nhau trong cùng một ngành nghề.
Buffett có sự đánh giá cao đối với những nhà kinh doanh lý trí, trung
thực với các cổ đông và tránh được "sự hùa theo một cách mù
quáng".
CEO của GEICO - John J.Byrne là một điển hình mà Buffet đã đánh
giá tốt. Cuối những năm 70 của thế kỷ 20, thị trường bảo hiểm Mỹ