nhất, nếu không thà tôi không mua còn hơn." Fisher giới hạn số
lượng chủng loại cổ phiếu của mình dưới 10 công ty, trong đó 75%
đầu tư tập trung vào 3-4 công ty. Qua điều này, Fisher muốn nói với
các nhà đầu tư rằng, với kiến thức và kinh nghiệm có hạn, thì việc
lựa chọn cổ phiếu bừa bãi trong phạm vi rộng, không bằng chọn
một vài loại cổ phiếu mà mình biết rõ và tin tưởng về nó.
Lý thuyết kinh tế học vĩ mô của John Maynard Keynes cũng ảnh
hưởng sâu sắc đến Buffett và ông cũng đánh giá cao chiến lược lựa
chọn cổ phiếu "ít mà chất lượng". Trong thư gửi một người bạn vào
năm 1934, Keynes cho biết: "Theo dòng chảy của thời gian, tôi ngày
càng tin rằng cách đầu tư đúng đắn nhất là bỏ ra một số tiền lớn
đầu tư vào doanh nghiệp mà mình hiểu và hoàn toàn tin tưởng, việc
phân tán một phần lớn của quỹ đầu tư vào những doanh nghiệp mà
mình không biết gì hoặc không có sự tin tưởng để có thể giới hạn
rủi ro là một khái niệm hoàn toàn sai lầm. Kiến thức và kinh nghiệm
của một người là có hạn, tôi hiếm khi tìm thấy trên thị trường cùng
một lúc có hơn ba doanh nghiệp khiến tôi có thể đặt niềm tin sâu
sắc vào đó".
Cả Keynes và Fisher đều không chọn cách đầu tư đa dạng. Buffett
đã học hỏi được kinh nghiệm từ hai bậc thầy này và áp dụng một
cách linh hoạt, ông đã có một sự so sánh: "Đầu tư đa dạng giống
như con thuyền Noah, mỗi loài động vật chỉ được mang hai con lên
tàu, kết quả cuối cùng là nó trở thành một sở thú. Mặc dù nguy cơ
trong đầu tư giảm đi, nhưng đồng thời với đó là năng suất sẽ thấp
đi, vì thế đây không phải là chiến lược đầu tư tốt nhất."
Point
4l6v6-7
Nếu một công ty mà đa dạng hóa quá thì sẽ làm cho ngành nghề
chủ đạo kém phát triển, do đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
doanh nghiệp, thậm chí gây ra sự sụp đổ của công ty. Đầu tư chứng
khoán chẳng phải cũng thế sao? Nếu theo đuổi sự đa dạng và lợi
nhuận trung bình, chẳng thà mua các quỹ chỉ số (ETF) còn hơn.