Sách Nấu Ăn Dưỡng Sinh Ohsawa | 43
Dân thành phố và đủ mặt các giới. Tất cả thực khách
đều tấm tắc khen ngợi các món ăn (toàn chay) mùi vị lạ
miệng.
Tiệm ăn tổ chức như một phòng mạch của bác sĩ.
Khi "bệnh nhân" (khách hàng) vào thì đi ngang qua "bác
sĩ" (bác sĩ thực thụ của chúng tôi.) Bác sĩ "khám bệnh"
rồi cho "toa thuốc" (thực đơn, từ số 1 đến số 7 tùy theo
tình trạng của người bệnh. Nếu không có bệnh gì thì
thôi, muốn ăn gì tùy ý.) Người bệnh cầm toa đến "caisse"
trả tiền, rồi đến "tiệm thuốc" (nhà bếp) mua thuốc (lấy
thức ăn), rồi kiếm một chỗ yên tĩnh ngồi ăn.
Trong nửa năm trời, khách ra vào tấp nập, đông
nhất là đám cán bộ và các binh sĩ, mấy người này phần
nhiều vì thiếu ăn (malnutrition) mà bị bệnh. Mỗi bữa ăn
trung bình có đến 70, 80 thực khách. Nhưng đối với
chính quyền Cộng Sản lúc bây giờ thì sự nhóm họp đông
đúc không do họ chủ tọa là một điều tối kị trái với
đường lối của Ðảng Cộng Sản, nên cuối tháng thứ sáu,
lấy cớ là tiệm ăn không có lời, họ ra lệnh đóng cửa tiệm.
Nhưng nào tôi đã chịu bó tay ngồi không! Về Bình Lợi,
tôi sống với vườn cau ao cá, sự hoạt động của tôi thu hẹp
lại, chỉ nhận giúp đỡ cho một vài bệnh nhân tại nhà,
trong đám có hai cô thiếu nữ bị đau thần kinh, trong lúc
săn sóc cho họ, tôi bị họ hành hung mấy lần. (Ðây tôi
chỉ tóm lược về giai đoạn sinh sống hoạt động của tôi ở
Bình Lợi, có nhiều chuyện không nói ở đây, như sự việc
nhà tôi bị bắt nằm xà lim bốn tháng, trong Tập Hồi Ký
sẽ nói rõ hơn). Tôi gan quá, hăng say giúp đời mà quên
cả tính mạng mình. Hai cô ấy nhờ ăn theo số 7 mà dịu
bớt lại, bớt nóng nảy, nhưng trong lúc đang chữa bệnh