nằm trong bộ Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Huế)
.
Quyển sách này đến nay vẫn được giới chơi sách săn lùng cùng với quyển Musée
Khai Dinh (Bảo tàng Khải Định) là một sách chuyên khảo khác cùng nơi xuất
bản. Trong quyển Thú chơi sách, Vương Hồng Sển kể lại một câu chuyện mà ông
cảm thấy đau lòng. Ông có đủ các quyển Đặc san của bộ báo là hai quyển nói
trên, cùng quyển thứ ba là Khảo về nha phiến (L’ Opium). Do rất thích ba cuốn
này nên ông đóng bìa đỏ có mạ vàng cẩn thận. Đến năm loạn lạc 1945, khi ông
chạy vào làng Hòa Tú ở Sóc Trăng, lính Tây bắn phá khiến cả nhà lại chạy vào
rừng.
Đến khi quay trở về, tủ sách của ông bị lục phá tơi bời, sách bị nông dân xé
lấy giấy để hút thuốc. Ông khổ tâm nhất là khi thấy mấy thanh niên tá điền mang
theo túi da còn rành rành tựa ba cuốn sách mà ông cưng nhất nói trên.
Dù sao, khác với bộ Kỹ thuật của người Annam của Henri Oger in trên giấy
dó vô cùng hiếm hoi, bộ Nghệ thuật Huế không đến nỗi hiếm. Nó có mặt trong
một số tủ sách nổi tiếng ở Huế, Sài Gòn. Ấn bản đầu tiên năm 1919 khó tìm trong
nước nhưng vẫn có thể tìm ở các nhà buôn sách hiếm nổi tiếng trên thế giới, nhất
là ở Pháp.
Đọc bản dịch sang tiếng Việt của quyển Nghệ thuật Huế (Nhà xuất bản
Thuận Hóa), chúng ta bắt gặp bài thơ của V. Muraire khá cảm xúc, có những câu:
"Giữa các màu xanh cổ, cẩn xà cừ ngà voi
Một ông quan thất vận đọc lại pho sách cũ
Ông ngâm nga thời qua, thời oanh liệt ngày trước"
Bài thơ mở đầu thật cuốn hút, báo trước nội dung hấp dẫn của quyển sách.
Quả thật, nó có nhiều bài viết hay về nghệ thuật Huế và tranh vẽ có ích cho ai
nghiên cứu hay muốn tìm hiểu về nghệ thuật Huế trong kiến trúc và mỹ thuật đầu
thế kỷ 20. Hầu hết bài viết đều của Linh mục Léopold Cadière và có duy nhất
một bài do người khác tên là Edmond Gras viết.