đóng sách bìa da, mạ chữ vàng, làm gân kỹ lưỡng. Những người Mỹ ở Việt Nam
trong suốt thời gian trước 1975 không chú trọng việc này.
Đâu còn mấy dấu vết của nghề đóng sách xa xưa ở Sài Gòn!
Ảnh: Derrick Neill
Nhà Nguyễn Văn Của, một nhà in nổi tiếng về in và đóng sách mỹ thuật của
Sài Gòn xưa được nhắc nhiều, cũng không còn lại gì ngoài cái tên và chút vết tích
bên ngoài trên tầng áp mái của tòa nhà này (mặt tiền nhìn ra đường Nguyễn Du
ngó thẳng qua hông Bưu điện Thành phố) còn hàng chữ nổi “Nguyễn Văn Của”
nay đã bị che khuất bởi các bảng hiệu. Nhà in này là phần nối theo cửa hông
Nguyễn Du của bót Catinat cũ...
Trước 1975, Sài Gòn đã nhập bìa simili giả da nên hầu như không có mấy
chỗ đóng bìa da như khoảng thời gian thập kỷ 40, 50 trở về trước. Nhưng trước
đó, sách có bìa bọc gấm và da cừu đã quen thuộc với giới chơi sách rồi. Thời
Pháp thuộc, nhà đóng sách Nguyễn Văn Châu ở đường Cô Giang quận 1 đóng
nhiều loại này cho người Pháp và giới đọc sách Việt có tiền. Có quyển bọc toàn
da, có quyển chỉ bọc gáy và bốn cạnh vuông bằng da, chừa lại bìa bằng carton.