SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 67

Sau nửa thế kỷ hoặc hơn, bìa nhiều quyển sách không hề suy suyển bởi thời gian,
chữ mạ vàng phai không đáng kể, không bị xộc xệch do được may kỹ. Đóng bằng
da đương nhiên là mắc tiền, chỉ dành cho sách quý.

Đầu năm nay, tôi gặp được bà Trần Thị Hai, còn gọi là Bà Hai Công Lý,

năm nay đã 87 tuổi, một người mà giới xuất bản, chơi sách từ thời trước 1975 đều
biết tiếng. Bà là em họ ông Nguyễn Văn Châu, chủ cơ sở đóng sách Nguyễn Văn
Châu nói trên, gọi mẹ của ông bằng cô ruột. Bà và chồng làm việc cho ông Châu
từ trước 1945. (Ông Văn Thơ, một chủ hiệu đóng sách có tiếng trước kia ở đường
Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ cũng từng làm việc cho ông Châu).

Ông Nguyễn Văn Châu được gọi là Paul Châu, dân Công giáo và Paul là tên

Thánh. Thời gian làm việc với ông, bà Hai Công Lý nhớ là đã đóng rất nhiều
sách cho các bác sĩ, y sĩ người Pháp, Tây đầm đủ cả từ Nhà thương Grall, nay là
Bệnh viện Nhi đồng II… Họ chơi sách kỹ, thích làm gáy sách lưng cong bọc
simili hay da bò, có nổi gân.

Sau 1954, công việc làm ăn của ông Châu khó khăn, ông về Giáo xứ Bùi

Môn ở Hóc Môn sinh sống, tiếp tục làm nghề đóng sách độ nhật và mất tại đó
trước 1975. Phần bà Hai cùng chồng mở cửa hiệu ở góc đường Lê Hồng Phong -
Nguyễn Trãi và đóng sách, bế hộp cho các hiệu thuốc Nhành Mai - Võ Văn Vân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.