SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 74

Nguyễn Khánh Đàm là một nhân vật của ngành kinh doanh sách báo chứ không
phải là nhà văn như một vài tờ báo đã đưa tin.

Nhìn vào số hình ảnh ít ỏi còn lại từ gia đình cung cấp, vốn đã hư hao rất

nhiều, chúng ta vẫn thấy Nhà sách Nguyễn Khánh Đàm bảy mươi năm trước đã
ra vẻ một nhà sách bề thế, hiện đại so với thời bấy giờ qua cách trưng bày. Phía
dưới bảng hiệu được đắp nổi bằng thạch cao, bên góc trái ông cho đặt một kệ bày
báo từ thấp lên cao. Bên trong nhà sách, ngoài các tủ kệ trưng bày sách phô gáy
ra ngoài, có một số sách bày trang bìa trực diện để gây chú ý. Giữa nhà sách là
một tủ kệ thấp có khung kính, đặt những ấn phẩm đặc biệt. Theo Hồi ký Nguyễn
Bính, một vì sao sáng
của nhà thơ Hoàng Tấn, đây chính là nơi mà nhà thơ
Nguyễn Bính đã bày bán đấu giá tập thơ do chính ông viết tay Lỡ bước sang
ngang
. Trong Nhà sách còn có trưng bày quần áo, có vẻ là đồng phục của học
sinh.

Rõ ràng, từ lúc đó, ông Khánh Đàm đã thể hiện cung cách làm ăn chuyên

nghiệp khi trở thành Đại lý phân phối sách báo của Nhà xuất bản Tân Dân vốn
đang thịnh với hàng loạt những tờ báo, tạp chí nổi tiếng như Tiểu thuyết Thứ bảy,
Truyền Bá, Ích Hữu, Tao Đàn, Phổ thông Bán Nguyệt san …
Ông lại biết tổ chức
sự kiện tạo thanh thế và uy tín như tổ chức triển lãm báo chí, biết cách chọn địa
điểm mở nhà sách, bày biện để thu hút người đọc xứ Nam kỳ. Nhà sách này đáp
ứng đúng nhu cầu người đọc trong Nam đương thời, ưa chuộng báo chí và văn
chương từ miền Bắc vốn đang phát triển mạnh với Nam Phong Tạp chí, Tri Tân,
Tiểu thuyết Thứ bảy, Phong Hóa, Ngày Nay
… cũng như nhiều cây bút mà xứ
Nam kỳ rất kính nể như Tản Đà, Nguyễn Bính, Lê Văn Trương cho đến nhóm Tự
Lực Văn Đoàn.

Ngoài ra, Nguyễn Khánh Đàm còn mở thêm hai quầy báo (kiosque) ở đường

d’Espagne (Lê Thánh Tôn ngày nay) để bán sách báo cho khách vãng lai nữa.

Các yếu tố này giúp việc bán sách báo thời gian đầu phát triển rất tốt. Trong

bài Chuyện câu đối Tết giữa kinh thành Sài Gòn (trang 10, tạp chí Sáng Dội Miền
Nam
số Tết Nhâm Dần năm 1962), thi sĩ Đông Hồ đã thuật lại lời ông Nguyễn
Khánh Đàm kể về chuyện phát hành sách báo bận rộn vào dịp Tết ở Sài Gòn năm
1940 như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.