Tôi quen ông Tám Lý Thân, cũng là nhà nghiên cứu Lý Lược Tam hay Lý
Tân Thới hơn chục năm nay, từ lúc ra chơi ở đường Lê Công Kiều. Thật ra, khi
ngắm nghía đồ cổ, ông giữ thái độ một nhà nghiên cứu, luôn muốn tìm hiểu đằng
sau cổ vật ấy những chứng tích về lịch sử, văn hóa và kỹ thuật gốm hầu như nay
đã thất truyền. Ông viết nhiều bài trên báo về văn hóa cổ, thú chơi cổ vật của
Trung Quốc, Nhật Bản và đã ra vài quyển sách về văn hoá. Có những câu chuyện
thú vị ông Tám biết rõ về cuộc sống Sài Gòn trước kia nhưng “làm biếng viết lại”
như lời ông nói, đã cho phép tôi ghi chép lại và thấp thoáng ở một số bài viết
trong cuốn sách này.
Ảnh: PCL
Trên tất cả, ông như một ông đồ già vui tính, thích ngao du với thái độ sống
thật bình thản, nhẹ nhàng và khoan hòa. Dăm câu chuyện viết về ông, chưa đâu ra
đâu nhưng khi hình dung ông với nụ cười hồn nhiên và rất thiền, hàm râu bạc bên
mái tóc còn khá đen, có lẽ nhiều người biết ông sẽ cảm thấy thân thiết và gần gũi.
Những người như ông, dường như mang đến chợ đồ cổ Lê Công Kiều một tinh
thần trong trẻo và nỗi đam mê nghệ thuật sâu đậm mà ông là đại diện, vượt lên
những thành kiến về khu chợ rất đặc biệt này. Và bạn có thể nhận ra điều đó, khi