Ảnh: Nguyễn Đình
Đồ gốm không phải là thứ ông mê nhất nhưng cũng là một trong những đam
mê. Đến nhà mấy anh bạn trẻ ở Phú Nhuận, Gò Vấp ông ngắm nghía đồ rồi ngồi
chơi, uống trà tà tà bàn chuyện đồ cổ đến độ mấy bận người chở ông đến giục đi
ông mới chịu dời gót. Ở đường Lê Công Kiều, đang uống nước trong quán, nhiều
lần ông đột ngột đứng dậy rời bàn nước lúc còn đông đủ, ngao du ngó đồ cổ vỉa
hè, từ mấy món nhà bé Châu, sang chỗ chị Nha, rồi qua bà Sáu. Có khi ông lựa
một món đất nung, ngắm nghía rồi đánh giá: Cái này hay, đúng là đồ Óc Eo. Ông
rành nhiều thứ, nhất là đồ Lái Thiêu vì là sản phẩm quê ông. Hôm nào chợ có đồ
Tàu đẹp lại viết rậm chữ Hán, người mua đồ cổ mừng lắm nếu có mặt ông vì ông
sẵn lòng đọc và giải nghĩa. Họ không lầm vì nhiều năm trước đó, ông giúp ông
Sển đọc và dịch chữ Hán trên mấy món đồ cổ và ông Sển vẫn nhắc đến “chú nhỏ
Lái Thiêu” trong sách của mình.
Có lẽ thời buổi này không còn mấy ai tiếp xúc nhiều với ông Vương Hồng
Sển như ông Tám. Năm 1972, ông thường lui tới thăm và giúp ông Sển dịch tài
liệu hay thơ văn bằng chữ Hán trên đồ sứ cổ. Tuy ham đồ cổ, ấn tượng đối với
ông đậm nhất ở nhà ông Sển là cái hòn non bộ trước nhà. Lúc ngắm nhìn nó, ông