SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 180

người đồng hương hay bạn cũ. Nhiều vật đối với chị như có linh hồn, có lịch
sử, có chuyện để kể. Khi có hiện vật trong tay, chị muốn tìm hiểu và nghiên
cứu sâu, biết thêm được nhiều điều thú vị.

Sống ở Paris, được thấy tranh đẹp của các họa sĩ nổi tiếng, chị rất mê nhưng

đang là sinh viên nên không mua nổi. Sau này khi lập gia đình, chồng của chị
là chủ galerie Cahiers d’Art nổi tiếng, chuyên nghiệp trong lĩnh vực sách và
mỹ thuật hiện đã giúp chị sưu tầm tranh Việt Nam mà cách nay 25 năm ít ai
quan tâm. Ở Pháp có nhiều tranh của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương mà
người Pháp mua vào những năm 1930 ở Việt Nam hay ở Paris trong các triển
lãm. Đó là một thời kỳ phát triển hội họa vàng son nhất của mỹ thuật hiện đại
Việt Nam. Chị bắt đầu mua tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ,... là
các tác giả sống ở Pháp, có thể mua qua các buổi đấu giá. Rồi có khi “của tìm
người”, nhờ bạn bè giới thiệu hay chính người bán mang tranh đến chào. Chị
bỏ công sức theo dõi tất cả các cuộc đấu giá ở Pháp và các nước, đến xem triển
lãm và mua tranh, rảo các chợ trời bán đồ cổ hay mua thẳng từ họa sĩ hoặc gia
đình của họ... Về sau, biết dễ bị thách giá vì ham mua, chị đấu giá qua điện
thoại.

Qua thời gian, bộ sưu tập của chị, riêng về tranh có khoảng 500 tấm, gần

như đầy đủ các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Pháp thời kỳ trên. Trong đó
cũng có những bức tranh đẹp của họa sĩ ít tiếng tăm hơn, mua để nghiên cứu.
Ngoài tranh, còn có các chủ đề khác như tài liệu, hình ảnh, bưu thiếp, sách vở
xưa, đồ gốm, đồ gỗ, đồ cẩn ốc, đồ đồng, đồ thêu, cổ vật thời nhà Nguyễn,
tranh, tượng, bàn ghế, vật dụng các dân tộc ít người...

Vài bức tranh quý hiếm nhất mà chị có, gắn với những kỷ niệm đẹp khi đi

mua tranh. Đa số đều có tiểu sử và nguồn gốc rõ ràng mà dưới con mắt chuyên
môn, chị đã nghiên cứu, tìm đọc tài liệu và thư từ của ông Giám đốc đầu tiên
Mỹ thuật Đông Dương, Victor Tardieu và các catalogues triển lãm xưa ở Pháp.
Trong đó có những bức như Jeunes femmes prenant le thé của Vũ Cao Đàm,
Deux jeunes filles của Mai Trung Thứ, Les Cannas của Nguyễn Tường Lân,
là một bức lụa rất hiếm của hoạ sĩ nổi tiếng này. Trong số đó, có những kỷ
niệm chị còn lưu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.