SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 29

phải dành dụm nhiều tháng mới có được. Anh thương vợ, mong con ra đời và
không để ý đến cô gái nào khác ngoài vợ mình, dù đang còn trẻ, thường xuyên
đắm mình trong thế giới đầy quyến rũ của ánh đèn sân khấu ca nhạc, các buổi
party, dancing trong các nhà hàng khách sạn. Năm 1971, anh cùng nhạc sĩ Lê
Hựu Hà lập ban nhạc Phượng Hoàng, một ban nhạc sẽ được ghi vào lịch sử âm
nhạc miền Nam với phong cách Việt hóa pop rock và được đánh giá đã làm
thay đổi lối chơi của âm nhạc Sài Gòn.

Đến năm 1972, Nguyễn Trung Cang sáng tác ca khúc Thương nhau ngày

mưa, một bài tình ca được yêu thích và đứng rất vững trong lòng người nghe
nhạc với ca từ chân thành: “Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu/Cho
nhau trọn tình dẫu có điêu linh/ Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau/...”
cùng giai điệu da diết, có chút nổi loạn vì day dứt, tuyệt vọng. Ca khúc này,
trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra, nói lên được tiếng lòng của giới trẻ
đang khao khát yêu đương trong lo lắng vì sự xa cách, chia tay. Ngoài ra, anh
còn viết nhiều ca khúc được yêu thích như Bước tình hồng, Mặt trời đen,
Nắng hạ, Tình ca hồng, Anh vẫn biết, Dạ khúc, Tình như sương khói...

Nhưng trong cái năm 1972 đầy thành công của anh Nguyễn Trung Cang, sau

khi sinh đứa thứ hai, chị T. đau xót biết rằng người chồng nghệ sĩ của mình đã
bị vướng vào một căn bệnh hầu như rất khó chữa trị. Anh vẫn đi hát, vẫn sáng
tác và sáng tác thật mạnh. Anh chỉ mới bước qua tuổi hai mươi lăm, tiền bạc và
vinh quang không thiếu nhưng sự thật quá nghiệt ngã. Thương vợ con và người
mẹ sớm chia tay chồng, anh đã bỏ ra rất nhiều tiền để chữa trị ở một dưỡng
đường tư nhân.

Đến sau 1975, cuộc sống thay đổi và ban nhạc Phượng Hoàng ngưng hoạt

động. Gia đình chị Ngọc T. trong suốt những năm đó đầy khó khăn, trong khi
anh Nguyễn Trung Cang vẫn không dứt căn bệnh cũ và thường xuyên phải
chữa chạy. Giữa những cơn bệnh, anh vẫn sáng tác và trong suốt mười năm sau
1975, vẫn có những ca khúc của anh tỏa sáng. Dù thân xác hao mòn, tài hoa
của anh vẫn lấp lánh, xuất thần. Đó là bài Bâng khuâng chiều nội trú mà anh
phổ nhạc từ hai bài thơ của một người bạn là Hoài Mỹ. Câu chuyện thú vị này
đã được viết rõ trên báo Tuổi Trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.