SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 38

Trang cũng ở trong cái nhà sàn gần đó. Sau năm 1975, đến lượt nhà văn Sơn
Nam cũng về ngụ trên con đường này, rất tiện cho ông khi cần đi đến Lăng
Ông để tham gia việc Lăng, hoặc đi giao dịch các tòa báo ở quận 1, quận 3.
Lần gặp năm 1999, ông nhắc lại một chuyện xưa: Khi con trai là Nguyễn An
Ninh còn măng trẻ muốn sang Pháp du học, cụ Nguyễn An Khương, một nhà
nho yêu nước hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du đã đưa con đến
Lăng Ông Bà Chiểu để tuyên thệ giữ vững khí tiết, không bị bả vinh hoa xứ
người mê hoặc mà phản bội quê hương. Con trai ông không chỉ vượt qua mọi
cám dỗ vinh hoa mà còn trở nên một nhà cách mạng lừng lẫy chống chế độ
thực dân. Câu chuyện khiến tôi nghĩ nhiều về vai trò của Lăng Ông trong đời
sống người Sài Gòn - Gia Định. Họ đến Lăng không chỉ để cầu xin buôn may
bán đắt, thề thốt đúng sai với nhau mà còn là đến để có nơi chứng giám lòng
kiên trinh với đất nước. Một nơi như vậy sẽ không bao giờ có cảnh hương tàn
khói lạnh cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào đi nữa.

Cơn mưa đầu hè khiến tôi trú lại khu chợ Bà Chiểu, ăn tô mì hoành thánh

bên cái xe có tranh kiếng màu đầy tích tuồng xưa cũ. Những mảng màu đã lợt
lạt trên tranh. Tô hoành thánh không còn ngon như hồi được bà ngoại cho tôi
đi ăn mỗi khi thăm bà bác, sui gia của bà ở đầu hẻm Ba cây Sao. Mưa đi qua
vùng Bà Chiểu, như đã qua trăm năm trước, nhưng cảnh vật đã khác rất nhiều,
trên một vùng đất văn hóa tiêu biểu của đất Gia Định.

Giấy tờ giao dịch ở Gia Định đầu thế kỷ 20

TRAN VAN NHON số 529 BIJOUTIER A GIA DINH Le 24 juillet 1929

Tên Nguyễn Thị Hai ở làng Bình Hòa xã Tổng Bình Trị Thượng hạt Gia

định Gởi tại tiệm tôi 1 chỉ 3 phân vàng tây Thêm 7 phân v.t làm lại 1 chiếc cẩn

hổ nổi là 2 chỉ Tiền công và tiền vàng là 6, 50đ

Biên nhận gia công nữ trang năm 1929

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.