SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 36

không bị nhà cửa nào che khuất nên có thể nhìn thấu tới xóm Đình, thấy cả
một cây khô rất cao là chỗ cô Ba Trâm treo mình tự tử. Cây này không ai dám
đốn hạ kể từ khi chuyện đó xảy ra vì ai cũng tin oan hồn cô còn vương vấn. Từ
lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường có một miếng đất trống và một cái
nhà lợp thiếc, sườn bằng sắt. Đó là nơi phú-de (fourrière, nơi chứa đồ vật của
công an) nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang. Sau một thời gian, phú-de ấy
dời đi. Trước kia ở đây là trại lính, nơi tập dượt của lính mã tà. Dân quanh
vùng thường thấy từng tốp lính bốn năm người bồng súng có gắn lưỡi lê đứng
tập theo khẩu lệnh của của mấy chú cai, thầy đội. Người dân còn nhớ câu khẩu
hiệu dù không hiểu nghĩa nhưng nghe riết thành thuộc lòng:

Chục ba la quăng băn tê!

Chục ba la de quách quả rề

Quách quả rê! Rề bản lề! Chục ba la về!

Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: cô còn trẻ, con nhà khá

giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả chồng
không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần trường Vẽ Gia
Định (Đại học Mỹ thuật TP.HCM ngày nay). Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa
thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị
thú ăn. Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai
được mà còn vất vưởng trên dương gian. Họ đồn về đêm cô thường hiện về
trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Xanh đòi
đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp
xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ người ta cho rằng xóm
Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn
tại một số nhà kiểu xưa.

Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân

cư ở đó không mấy ai biết. Đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc
đến chuyện cô Ba Trâm nữa. Lúc đó, đường Hàng Bàng đã trở thành đường
Đinh Tiên Hoàng và nhà cửa đã đông đúc hơn. Phía bên trái, từ Lăng Ông đi
Cầu Bông xây thêm nhiều căn nhà. Đến thập niên 1960 ở hẻm số 100 có tiệm
bán khăn đóng “Khăn đen Suối Đờn” nổi tiếng từ Bình Nhâm, Lái Thiêu, Thủ
Dầu Một xuống làm ăn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống (sau khi chặt bỏ những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.