Bà Trưng như một vết lờ mờ trong ký ức của những người nay đã tuổi bảy
mươi, nếu ai còn nhớ đến nó.
Đầu đường Paul Blanchy xưa kia, nay là Hai Bà Trưng, đâm thẳng ra sông
Sài Gòn có một khoảng đất trống. Người sống từ thập niên 1920 tại thành phố
này còn nhớ cái tượng “một hình”, đó là tượng một ông Tướng người Pháp
nhìn rất oai vệ đặt ở đó (Gọi là tượng “một hình” để phân biệt tượng “hai hình”
với Pigneau de Béhaine dẫn hoàng tử Cảnh đặt trước Nhà thờ Đức Bà, và bức
tượng “ba hình” ở giữa vòng xoay Hồ con rùa, với ba người lính tượng trưng
cho binh sĩ Pháp chết trong Thế chiến thứ hai). Tượng “một hình” là tượng của
Đô đốc Hải quân Pháp Rigault de Genouilly. Năm 1945, cả ba tượng này đều
bị phá bỏ.
Tượng Đô đốc Hải quân Pháp Rigault de Genouilly trước 1945 đặt vị trí
nay thuộc công viên Mê Linh
Đến năm 1961, bức tượng Hai Bà Trưng được đặt lên khoảng trống ngay
chỗ tượng “một hình”, nay là công viên Mê Linh. Bức tượng có số phận ngắn
ngủi này, cho đến nay vẫn bị nhìn nhận khác nhau về sự hiện diện, cũng như
hành động khiến nó bị phá bỏ.
Bức tượng cao 5,2 mét được Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia Nguyễn Văn
Thế sáng tác. Ông Nguyễn Văn Thế sinh năm 1920 ở Campuchia, là cựu sinh
viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ban Điêu khắc, sau đó có đi nghiên cứu
mỹ thuật ở Pháp. Ngoài chuyên môn về điêu khắc, ông còn vẽ tranh sơn dầu.
Sau khi được sáng tác bằng thạch cao, nguyên bản bức tượng Hai Bà Trưng
được chuyển sang đúc đồng. Theo cuốn Gốm Biên Hòa (NXB Đồng Nai -
2004), ông Thành Lễ trúng thầu pho tượng này vào năm 1962 và giao cho ông