SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 66

Nguyễn Văn Tâm (Năm Tâm) ở Biên Hòa thực hiện. Ông Tâm tốt nghiệp
Trường Mỹ nghệ Biên Hòa vốn có thế mạnh về đúc đồng từ xưa, có lò đúc
riêng tại nhà. Khi đúc xong, tượng nặng khoảng 3 tấn. Sau đó, tượng được đặt
trên bệ có ba chân cao 10,6 mét bằng xi măng cốt sắt, phủ bên ngoài là lớp
gạch men màu xám đen như màu thép. Bức tượng đặt trên tâm điểm của một
cái hồ bán nguyệt có đường kính 14 mét.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tâm, người được giao đúc tượng Hai Bà

Theo ông Đoàn Thêm, trong cuốn Việc từng ngày , chi phí cho bức tượng

này là 6 triệu đồng thời đó, một số tiền lớn.

Khi bức tượng đã được đặt trên bệ, báo chí thời ấy mô tả như sau: “Tượng

bà Trưng Nhị quay mặt ra cửa biển trong một dáng điệu quả quyết nghiêm
phòng; tượng bà Trưng Trắc quay mặt ra hướng Bắc, một chân bước tới kiếm
tuốt ra nửa vỏ, sẵn sàng tiến bước và nghinh chiến. Tay hai bà nắm lấy nhau,
chặt chẽ và thân mến, trong một tinh thần liên kết bất di dịch. Hai bà quay
lưng với nhau, đôi cặp mắt bao quát cả vùng chân trời”
(báo T.G.T.D số 3 tập
XI năm 1961). Nhà nghiên cứu Huỳnh Hữu Ủy, một nhà nghiên cứu mỹ thuật
miền Nam trước 1975 cũng nhận xét “Đây là một công trình điêu khắc đẹp,
hình thể nhân vật được kiểu thức hóa, pha trộn giữa khuynh hướng lập thể và
trừu tượng biểu hiện”
(Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại - 2008)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.