Nữ sinh bên gốm Biên Hòa
Tượng đất nung Chăm
CHÚ LÝ VÀ KIM PHÁT BAZAR
Suốt thập niên 1940, có một người đàn ông trung niên gốc Quảng Đông tên
Lý Ngọc Lang kiếm sống ở chợ Sài Gòn, tên thường gọi lúc đó của chợ Bến
Thành. Mỗi ngày, chú Lý đeo một cái tràng đan bằng tre trước ngực, bằng một
sợi dây vắt qua cổ. Trên mặt tràng là những món nữ trang như bông tai, dây
chuyền, cà rá, móc tai, kim chỉ, hột quẹt...đều được sản xuất từ Chợ Lớn. Chú
Lý đi sớm về trễ, mời khách không biết mệt mỏi, ăn cơm hàng cháo chợ quanh
năm. Chú chìu khách, biết chịu đựng những lời vặn vẹo, từng câu trả giá sát
ván, những cú đá hay lời chửi mắng của bọn cảnh sát Tây rảo chợ mỗi ngày...
Ngày qua ngày, sau một thời gian cần mẫn tiết kiệm “ăn mắm húp giòi, bòn
tro đãi trấu”, Lý Ngọc Lang đủ vốn sang một tiệm buôn ở ngôi chợ lớn nhất