SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 89

KTS Huỳnh Kim Mãng đang giảng bài cho sinh viên kiến trúc năm cuối

Nói về bản thiết kế của mình, ông cho biết phải dùng tới 20 họa viên trong

ba tuần lễ để vẽ họa đồ, bình đồ, thực hiện mô hình nổi… Cảm thấy chợ Sài
Gòn vừa cũ kỹ và chật hẹp, ông đã tận dụng toàn thể diện tích hiện hữu của
chợ gồm ngôi chợ chánh phía trước và khu chợ bán trái cây phía sau. Theo đồ
án, chợ sẽ xây thành nhiều tầng. Tầng hầm làm bãi đậu xe 150 chiếc. Tầng trệt
cao hơn mặt đất một mét, chung quanh bán thịt các loại, hoa quả và vào trung
tâm là khu bán cá giữa nơi thoáng đãng, có ánh sáng rọi từ trên xuống và thấp
xuống để giữ vệ sinh chung. Tầng một bán chạp phô, bách hóa các loại. Tầng
hai bán quần áo, vải vóc, văn phòng ngân hàng tư nhân. Lầu 3 là nơi vui chơi
của trẻ em. Lầu thượng có nhà hàng, quán giải khát, có rạp chiếu bóng, rạp cải
lương. Phía trước chợ còn có một ngôi tháp cao 50 mét, phần trên tháp sẽ là
một nhà hàng. Chợ có hệ thống thang máy, thang nâng hàng, hệ thống xử lý
rác. Hàng hóa đưa vô chợ hoặc lên lầu đều có lối riêng, không dùng chung lối
đi với khách. Điểm nổi bật là càng lên cao, diện tích các tầng đều nới rộng ra,
được xem là lối kiến trúc táo bạo, thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu buôn bán của
chợ lúc đó.

Sở thiết kế Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó dự tính kinh phí xây chợ mới sẽ

tốn chi phí khoảng 1,5 tỉ đồng, và có thể khởi xây năm 1972. Tuy nhiên, dự án
này đã không bao giờ được thực hiện. Lý do được báo chí sau này thuật lại là
lúc đó dân chúng không đồng tình, muốn giữ lại ngôi chợ cũ vốn gần gũi, quen
thuộc từ hơn nửa thế kỷ trước. Và hơn nữa ngân sách thành phố lúc đó không
đủ để thực hiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.