môn, thẩm mỹ, tiện ích xứng đáng với ngôi chợ lớn nhất và quan trọng nhất
miền Nam này. Người dự thi có bốn tháng (từ 27.10.1970 đến 24.1.1971) để
nghiên cứu thực hiện các bình đồ, họa đồ và cả mô hình nổi về ngôi chợ. Trong
thông báo về cuộc thi, chỉ quy định khái quát về những điểm căn bản: phải có
tầng hầm, tầng trệt và ba tầng lầu và mỗi tầng có chức năng riêng phù hợp.
Chợ mới phải hệ thống thang máy, xử lý vệ sinh… Tất cả trên diện tích 12
ngàn mét vuông, chiếm toàn bộ vị trí ngôi chợ cũ từ Công trường Diên Hồng
đến đường Lê Thánh Tôn.
Do tính chất phức tạp và quy mô của bài dự thi, chỉ có tám đồ án gửi đến khi
cuối hạn. Ban Tổ chức cảm thấy bất ngờ và bối rối khi tám bài dự thi đều rất
công phu, hiện đại và có thể nói là “vĩ đại” như lời kiến trúc sư Bùi Ngọc Hồ
nói với báo chí. Điều này đặt trên vai Ban giám khảo trách nhiệm lớn. Trong
Ban giám khảo, có các kiến trúc sư uy tín như KTS Vũ Tòng, đoàn trưởng
Kiến trúc sư đoàn; KTS Phạm Văn Thăng là Khoa trưởng Đại học Kiến trúc
Sài Gòn cùng giới chức Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó. Sau một ngày xem xét
chấm giải, cuối cùng đồ án của Kiến trúc sư Huỳnh Kim Mảng đoạt giải nhất.
Do có khoảng cách với đồ án này, các đồ án còn lại không có giải Nhì. Giải Ba
trao cho đồ án của hai tác giả là Nguyễn Huy và Trần Phong Lưu, trị giá 400
ngàn đồng. Ba giải khuyến khích đồng hạng trị giá 200 ngàn đồng cho các
KTS Nguyễn Kỳ, Đào Trọng Cương và Nguyễn Hữu Sơn.
KTS Huỳnh Kim Mảng vốn đã thực hiện nhiều công trình quan trọng trước
đó như cùng tham gia lập đồ án xây dựng trường Lasan Tabert (nay là trường
Trần Đại Nghĩa), rạp hát Victory Lê Ngọc, Trung tâm Văn hóa Pháp. Ông sinh
1920 tại Long Xuyên, từng theo học Đại học Kiến trúc Hà Nội từ 1941, tiếp
tục học Đại học Kiến trúc Đà Lạt từ năm 1945 và đến 1949 sang Pháp học tại
trường Cao đẳng kiến trúc Paris. Ở đây, ngoài bộ môn kiến trúc, ông còn học
thêm thiết kế đô thị tại Đại học Kiến thiết thiết kế đô thị. Ông tốt nghiệp năm
1955 và về Sài Gòn làm việc.