SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 68

Xưởng búp bê của bà Trùng Quang sản xuất có hai loại: búp bê bằng

nhựa để bán với giá bình dân và loại búp bê bằng vải lụa chú trọng tính mỹ
thuật, công phu và khéo léo hơn. Để sản xuất, xưởng có máy móc, các
khuôn rập để làm ra khuôn mặt và hình dáng, tơ để làm tóc, lụa để làm mặt,
vải lụa để may y phục, sơn để làm đế, thuốc vẽ... Là giám đốc và cũng là
chuyên viên chính về kỹ thuật, bà đảm nhận vẽ khuôn mặt búp bê, các khâu
khác giao các chuyên viên do bà đào tạo. Kiểu dáng búp bê xưởng Trùng
Quang sản xuất đa dạng, từ loại búp bê mặc trang phục cổ với hình dạng cô
gái quê bận áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đến búp bê tiểu thư đài các mang
khăn vành dây, áo thụng hài thêu. Có cả búp bê mang dáng vóc thiếu nữ
hiện đại đi giày cao gót, tóc uốn quăn, áo nylon, quần sa tanh trắng, cầm ví
tay. Mỗi búp bê là một tác phẩm mỹ thuật có sắc thái riêng, dáng điệu riêng
nhưng đều mang vẻ đẹp kín đáo, nhu mì, thuần hậu của cô gái Việt.

Búp bê Trùng Quang khi vừa xuất xưởng đã được dư luận đánh giá rất tốt

vì tính tỉ mỉ công phu trong chế tác, mẫu mã lại đẹp nên rất được ưa chuộng
ở thị trường Sài Gòn và miền Nam suốt thập niên 1960. Loại sản phẩm này
được trưng bày thường xuyên tại gian hàng Công nghệ Việt Nam tại đường
Tự Do (nay là Đồng Khởi), tham dự triển lãm Hội hoa mùa xuân 1960 tại
Phòng Thông tin Đô thành, Triển lãm văn hóa Việt Nam tại hội trường Diên
Hồng. Nhiều quốc gia Âu châu ưa chuộng đã đặt hàng và chính phủ miền
Nam cũng đặt mua để dự các cuộc triển lãm tại Nhật, Thái Lan, Mã Lai Á,
Hoa Kỳ... Việc sản xuất dần ổn định và bà Trùng Quang mong sản xuất búp
bê trở thành một kỹ nghệ lớn, giữ vai trò giới thiệu văn hóa, phát triển kinh
tế của nước nhà.

“Búp bê văn hóa” của bà Trùng Quang một thời trên đất Sài Gòn nửa thế

kỷ trước có thể nói là đạt đỉnh cao về mỹ thuật và kỹ thuật mà cho đến nay,
loại mỹ nghệ búp bê Việt như vậy vẫn chưa có ai khôi phục lại được.

Sau này qua Mỹ sống, bà Trùng Quang dù đã lớn tuổi còn thi vào học

College tại Evergreen và năm 84 tuổi thi vào Đại học Cộng đồng San Jose
và luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi. Năm 89 tuổi, lúc thi tiếng Anh, bà là
nữ sinh viên lớn tuổi nhất trong lịch sử Đại học Cộng đồng San Jose và là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.