SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 113

113

không riêng gì ở Gia Định. Lúa gạo, cá mắm dư dả là
một việc, nhưng sống thiếu tình thương của người thân,
bạn bè thì khách nào đến cũng có thể là bạn bè, biết đâu
là thuộc dòng họ, hoặc cùng quê xứ với ông bà mình
xưa kia! Hiếu khách để tìm sự ấm cúng.

Dòng họ Nguyễn Hữu Cảnh đã chọn cuộc đất phong

thủy “thượng An Mã, hạ Đùng Đùng” mộ phía trên day
về núi An Mã, phía dưới giáp phá Hạc Hải (nôm na là
phá Đùng Đùng). Nhớ lại ở Nam Bộ, đặc biệt phía đồng
bằng “chung sống với lũ” làm sao tìm ra núi đồi để làm
chuẩn mà chọn huyệt mả? Mạc Cửu may ra gặp được
núi Bình Sơn, ven biển, đặt mộ phần cho dòng họ. Phía
Biên Hòa, có sông núi, gia đình của Hui Bon Hoa chọn
vùng đất an nghỉ phía sông Đồng Nai, sẵn núi Châu Thới
hoặc Bửu Long. Ngoài ra, hễ gặp gò đất cao thì tạm gọi
là núi. Lăng Lê Văn Duyệt đặt ở gò Kim Qui. Gặp đất
giồng cao ráo, hơn mặt biển chừng năm ba mét thì đặt
tên làng tên đất là Sơn, như gò Cây Mai là Mai Sơn.
Phía Phú Thọ, tuy chôn ở đất thấp, người Hoa thường
đặt hai trụ đá bên cạnh mộ, ghi “Thanh sơn, Tú thủy”
để tượng trưng. Vậy là đủ.

Phía đồng bằng sông Cửu Long, phong thủy tốt nhất

– nơi không đồi núi – là chốn “thông lưu quán khái”,
gọi nôm na “sông sâu nước chảy”; nước chảy lưu thông,
không tù đọng, giao lưu dễ dàng với các vùng lân cận để
trao đổi hàng hóa... Vùng nước lụt, khu Tứ Giác Long
Xuyên hoặc vùng Đồng Tháp Mười, đất quá thấp, chỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.