SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
thế của mình. Qua cuộc tiếp kiến đầu tiên, không chào
khi chúa Sãi xuất hiện với kiểu quần áo không đúng
nghi thức. Quả Đào Duy Từ đã nắm được lượng thông
tin đầy đủ, trước khi dấn thân. Nhớ đến La Sơn phu tử
đáng kính, tu đạo Tiên mà vẫn theo sát tình hình, không
theo phe nào. Nhưng khi Nguyễn Huệ tiến ra đánh Tôn
Sĩ Nghị thì cụ đứng hẳn về phía Nguyễn Huệ, vấn đề
dân tộc được đặt trên tất cả. Về sau, La Sơn phu tử giúp
nhiều sáng kiến cho Nguyễn Huệ về mặt văn hóa.
Đèo Ngang, cũng như lũy Đào Duy Từ, núi Đâu Mâu,
sông Nhật Lệ mang đậm đà dấu ấn của bước đầu thời
mở nước đầy gian truân.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Ngày nay, không còn “tiều vài chú”, đèo Ngang tấp
nập xe cộ, ra Bắc vào Nam. Nhìn lên phía Hà Tĩnh có
lẽ giáp với huyện Kỳ Anh, lúa xanh rì, nhà cửa sung
túc. Đèo Ngang khá êm ái, uốn lượn nhưng không nguy
hiểm như những đèo khác từ Nam ra đây. Mây cứ bay,
gió cứ thổi. Cô Trần Thị Lý, cán bộ nghiệp vụ của Ban
quản lý di tích và danh thắng tỉnh Quảng Bình như
nôn nóng, muốn hướng dẫn chúng tôi đến xem cửa ải
Hoành Sơn Quan, không ở sát quốc lộ, nên phải đi rẽ
một đỗi, theo con đường trải đá ít sử dụng. Đây là cửa
ải xây từ năm Minh Mạng thứ 14 (1833), trông kiên cố,
toàn bằng đá, như cái cổng to, khoảng giữa mở một cửa
nhỏ, phải chăng là để bắt buộc mọi người ra Bắc vào