SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 129

129

cao thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương, đời Tự Đức, một dạng
Phật giáo cải cách, nhập thế, cổ xúy tín đồ làm ruộng
rẫy để khẩn hoang vùng đầy chướng khí, qui tụ dân để
mong lật đổ nhà Nguyễn đang suy thoái. Các tín đồ trân
trọng tuân theo lời dạy của Đoàn Minh Huyên, những
lời dạy có vần điệu, gọi sấm vãn (vãn là văn vần) và suy
tôn người giỏi về sấm truyền, bực thầy của Việt Nam là
Trạng Trình. Thật ra, theo tôi thì Trạng Trình vận dụng
kinh Dịch trong lúc nhà Lê suy vong. Cụ Phan Bội Châu
đã dày công dịch và diễn giảng kinh Dịch. Ở phần cuối,
cụ ca ngợi hai người am tường kinh Dịch ở nước ta là
Trạng Trình và Đào Duy Từ.

Ngày xưa lắm người đọc kinh Dịch theo kiểu ghi

chép giáo điều, ngồi uống rượu trong tháp ngà, nhưng
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhập cuộc trong bối cảnh phức
tạp đời nhà Mạc, nắm rõ sự diễn biến, nào vua Lê, chúa
Trịnh, để vận dụng, khuyên Nguyễn Hoàng vượt đèo
Ngang. Trạng Trình dự kiến sự phát triển tất yếu của
dân tộc, dĩ nhiên sẽ xảy ra nội chiến giữa dòng họ. Đào
Duy Từ tuy không thuộc hàng khoa bảng, con nhà hát
bội, nhưng am tường thế sự với tầm nhìn chiến lược.
Vào phía bên kia đèo Ngang, ông đã quan sát địa hình
địa vật, tìm hiểu nhân tâm, lần hồi dừng chân ở nơi xa
tít, tận Bình Định, tìm cách tự giới thiệu với khám lý
Trần Đức Hòa, quan to của nhà Lê, được chúa Sãi trọng
dụng vì đã theo chúa Nguyễn ngay tự buổi đầu. Được
giới thiệu với chúa Sãi, Đào Duy Từ tự khẳng định tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.