SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
xe chạy êm ái, hỏi biển ở đâu thì được trả lời lên đỉnh
đèo mới thấy. Đèo cắt ngang đất liền, như góc thước
thợ 90 độ so với dãy Trường Sơn. Ranh giới ngày xưa
giữa Việt và Chiêm Thành. Cây cỏ xanh tươi, chân đèo
bên kia là Hà Tĩnh, rồi Nghệ An - Thanh Hóa. Mỹ đã
oanh tạc đèo Ngang, nay thì thanh bình. Đứng ở đỉnh
đèo, mát rượi. Sực nhớ đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm với câu sấm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung
thân”. Chúa rồi vua nhà Nguyễn phải chăng đã dung thân
đến khi Pháp đến là mất nước, chỉ còn ba vua bị khống
chế, khó cựa quậy mặc dầu đầy tiết tháo như Hàm Nghi,
Thành Thái, Duy Tân. Muốn dung thân thì lo phát triển
dài theo bờ biển, đến nơi ấm áp, phì nhiêu hơn. Trạng
Trình đã gây niềm tin lớn cho dân ta, nhờ vậy mà lần
hồi thêm đồng bằng sông Cửu Long, các hải đảo vịnh
Xiêm La, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, thêm mỏ dầu
khí dồi dào. Người Nam Bộ đi xa, khi gặp khó khăn
thì vin vào cảm tính, lắm khi thần bí. Đâu phải bỗng
nhiên mà đạo Cao Đài, ngay lúc thành hình hồi trước
năm 1930 đã dùng cơ bút, mời Trạng Trình về, rồi tôn
thờ Trạng Trình như vị Thánh của Việt Nam, chỉ thấp
hơn Phật Thích Ca, Khổng Tử, Chúa Giê-su mà thôi.
Văn hào Victor Hugo, cũng là thánh, ngài có thiên tài
về văn chương, lại tham gia cơ bút lúc bị vua Pháp đày
đến một hải đảo nhỏ phía Tây. Ngay ở biên giới tỉnh
An Giang, kinh Vĩnh Tế, ở dãy Thất Sơn đầy huyền bí
(khi chưa thám sát kỹ), tu sĩ Đoàn Minh Huyên đã đề