SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
của dân ta, với nội tâm sâu lắng. Nước xanh đậm, sóng
như dấy lên thường trực vì sông rộng, biển phải chăng
gần kề? Đang bắc chiếc cầu to, kiên cố, việc thi công
khẩn trương. Qua phà, bờ sông nhiều cây xanh và thấp.
Đọc sách báo, và nhất là hồi năm 1945, nghe bản nhạc
Hận sông Gianh của Lưu Hữu Phước nhắc nhở sự đoàn
kết. Hồi chống Mỹ, ở Sài Gòn, anh em trong khu về
soạn tuồng cải lương, lấy chủ đề Lấp Sông Gianh nhằm
cổ động quan hệ bình thường Bắc Nam, thi hành Hiệp
định Genève, chuẩn bị Tổng tuyển cử. Tuồng đang diễn,
bỗng đối phương cho nổ lựu đạn, từ phía khán giả ném
lên, sân khấu tối om, trẻ con chạy rối loạn. Nghệ sĩ Duy
Lân, nếu tôi không lầm, là diễn viên đang ở trên sân khấu
bị thương nặng, gãy chân, mang tật. Báo chí công khai
đăng tin, không bình luận và giới cầm quyền không mở
cuộc điều tra. Có người bảo sông Gianh chứa đựng bao
nhiêu tang tóc của dân tộc, con sông của oan hồn người
Việt! Nhưng lịch sử là lịch sử, không thể đặt vấn đề:
nếu không có Trịnh-Nguyễn phân tranh? Gẫm lại, bản
thân sông Gianh vô tội, người dân bình thường hai bên
bờ ai mà không muốn sống yên vui để nuôi nấng con
cái, cố gắng cho đời sống được cải thiện. Qua bên kia
bờ, tôi đứng ngoảnh lại, lom khom tìm một cục đá nhỏ
đem về Sài Gòn làm kỷ niệm cho chuyến đi xa, nhưng
lại buồn buồn, vì đá không có gì đặc sắc, không màu
mè, không trơn láng để dằn giấy trên bàn. Lượm cục
này, lại bỏ, tìm cục khác. Day lại, thấy đồng bào như