SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 124

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

bánh tét, hoặc bánh đòn; trong Nam gọi “một đòn bánh
tét”. Vùng Hạc Hải nhiều lác này nằm trong vị trí phong
thủy phần mộ Nguyễn Hữu Cảnh. Hỏi “thượng An Mã,
hạ Đùng Đùng”, một bô lão bảo núi An Mã, yên con
ngựa, còn Đùng Đùng này có lẽ là thứ cây tạp, cỏ dại.
Thêm vài tiếng nói địa phương.

Rào là sông. Rú là rừng. Ngái là xa (xa ngái tức là

xa lơ xa lắc). Nguồn là rừng núi. Sương là gánh, “sương
nước” là công việc gánh nước. Cươi là sân, sân phơi
thóc; trẻ con ra ngoài cươi chơi! Con heo vẫn gọi là con
heo. Gọi xà bông như trong Nam chớ không xà phòng.
Không nghe tiếng rạch, lắm khi gọi là hói (trong Nam,
hói là vực thẳm, ăn luồn dưới bờ rạch, dễ sụp lở, thời
xưa, sấu thường ẩn núp trong hói). Đây là vùng chuyển
tiếp giữa Bắc Nam, nhiều nét giống như bên kia đèo
Ngang. Giọng nói của người Quảng Bình hơi khó nghe,
khi nói nhanh. Ở chừng mươi ngày, lần hồi quen giọng,
thấy ngọt ngào, thành thật. Mới lạ sau quen, vừa quen
là tạm biệt bạn bè. Có bạn ghi giùm tôi một câu để làm
quà: “Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ”, tức là “Sông núi
xa xăm đâu chẳng thấy!”.

Đi tham quan một thắng cảnh khá đa dạng là Lý Hòa,

phía Bắc Đồng Hới khoảng 23km, vùng bờ biển, đèo
xinh đẹp, không cao nhưng hữu tình, mát mẻ, cây cỏ
xanh tươi. Nhà cửa sung túc, nhờ nghề đánh cá và nhờ
một thắng cảnh xinh xắn, được liệt hạng thắng cảnh cấp
Nhà nước, gọi Đá Nhảy!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.