SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 123

123

Thuyền xứ Quảng Bình trông lạ: mũi vẽ đôi mắt dài

với cái đuôi, con mắt rất mỏng như lá liễu, trong khi ở
Nam Bộ, đặc biệt phía Cần Đước, con mắt lại tròn xoe,
tròng đen khá to, chếch một bên, tập trung nhãn lực về
phía trước (gọi con mắt lé). Ở Quảng Bình, chung quanh
thị xã, cây bằng lăng mọc rất khỏe, trổ hoa tím lưa thưa,
có lẽ đã cuối mùa hoa. Dọc đường đi động Phong Nha,
hôm đó tôi bất chợt gặp vài bụi lục bình nhỏ bé, thứ lục
bình trôi từng mảng to trên sông rạch vùng Cửu Long
và Đồng Nai. Lục bình không hợp cho lắm với khí hậu
ngoài này chăng? Tuy nhiên vẫn trổ vài hoa tím, trong
vũng nước nhỏ. Trời như nắng gắt, ở đâu cũng là nhiệt
đới gió mùa, nhưng quá khác nhau về chi tiết. Ra đây,
mới thấy rõ cái từ ngữ khái quát “gió mùa, vùng nhiệt
đới” chỉ là để phân vùng vĩ mô. Dọc đường ra đây khoảng
tháng 8 dương lịch, ấy thế mà ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi mấy cây phượng còn trổ, trong khi ở Sài Gòn hoa
này chỉ nở rộ khoảng tháng 5, mùa bãi trường.

Sẵn dịp gặp bạn bè, tôi cứ hỏi và ghi ngay những

chi tiết (bắt chước thói quen của cụ Vương Hồng Sển)
về tiếng nói.

Theo sách Quảng Bình, di tích và thắng cảnh, phía

Hạc Hải có đặc sản là cây cói, với lời ghi chú: Ở địa
phương gọi là cây lác. Đọc tiếp, thấy đây là lác dệt
chiếu. Té ra, tiếng lác đã xuất hiện ở vùng Quảng Bình,
nào phải là tiếng địa phương của phía Nam. Bánh tét,
ở Nam Bộ gói tròn và dài, hỏi thì ngoài này cũng gọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.