SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 122

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

biệt, vì vậy gặp nhiều câu quá thô, khiến kẻ hậu sinh
ngỡ rằng người xưa vụng về. Cô Năm Kỹ đứng tuổi,
hò với giọng nhỏ nhẹ, êm thấm, cô Hoài Thương còn
trẻ, hò với giọng cao, du dương, rất khỏe. Đại khái,
những thể loại dân ca vùng Bình Trị Thiên giống nhau.
Muốn thưởng thức, đã sẵn những băng nhạc cát-xết do
Dihavina phát hành, thí dụ như dân ca Huế (lý, hò, vè),
nghe réo rắt, sâu lắng. Đang lúc nghe, chợt nhận ra các
điệu hò ở đồng bằng sông Cửu Long quả là từ Bình Trị
Thiên đưa vào, cải biến cho hợp với nơi sông rộng, cây
trái phì nhiêu, con người tương đối thư thả, không lo
giông bão. Ở phía Nam, làn hơi “hò...” lắm khi được
nhiều người hòa theo, tiếp hơi cho người đứng hò, để
người này rảnh rang lo tự biên tự diễn, sáng tác đúng
lúc những câu bất ngờ, vui tươi. Anh em ở đây giúp tôi
ghi lại vài câu đối đáp khôi hài:

- Gái: Em đi qua đò Quán Hàu thì gặp một O đội nón

xoáy Ốc, tay thì bắt Hến, miệng thì hát Nghêu ngao...

- Trai: Anh cũng đi qua đò Chàng Ếch, gặp một ông

xã Cóc, tay thì xách xâu Nhái, đi bán chợ Mỹ Hương...

- Gái: Gái Xuân em đi chợ Hạ, mua cá Thu về, chợ

hãy còn Đông. Ai nói với anh, em đã có chồng, tức mình
em đổ cá xuống sông, em về...

Về bài Chầu văn Huế để mời Bà về, quả thật cùng

một làn hơi mà ở vùng Bảy Núi, miễu Bà Chúa Xứ (An
Giang), kinh Vĩnh Tế gọi là Bóng Rỗi, cũng như nghe
Chầu văn phía đồng bằng sông Hồng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.