127
mỉm cười, biết tôi là người ưa sưu tầm vẩn vơ, mới đến
con sông này lần đầu.
Ô tô chạy về phía Bắc một đỗi, nghe giới thiệu chợ
Ba Đồn, hiểu là ba đồn lũy thời chúa Trịnh lập ra ở chiến
tuyến sông Gianh, không ghé được vì còn phải đi xa
hơn. Đọc sách nghe nói ở đây có miếu thờ Cá Ông, có
lẽ đây là ranh giới cuối cùng của giống Cá Ông (cá voi)
từ biển Nam Cực đầy băng giá xiêu lạc lên biển nhiệt
đới! Đến Cảnh Dương, cũng không ghé được, dân làng
từ xưa hiếu học, đời sống khá lên nhờ siêng năng nghề
biển. Biển là nguồn lợi, là thế giới mở rộng, phải chăng
nhờ yêu thích, muốn đi phiêu lưu theo chân trời của biển
mà cuộc mở nước của ta được triển khai nhanh chóng.
Hai tiếng Cảnh Dương gợi nhiều chuyện đối với người
yêu thích việc khẩn hoang miền Nam. Buổi đầu, chúa
Nguyễn cho lập những “trường biệt nạp” mà tôi hiểu
là dạng tập đoàn sản xuất (về sau giải thể, cho tư nhân
làm chủ), trong đó có trường Cảnh Dương ở vùng Cần
Giuộc, Cần Đước (nay tỉnh Long An). Cảnh Dương của
Quảng Bình bấy giờ ở phía Bắc sông Gianh, thuộc chúa
Trịnh. Ở Huế, có làng Cảnh Dương, có lẽ Cảnh Dương
ở tỉnh Long An là của Huế; người từ Quảng Bình vào
Huế, rồi từ Huế vào Nam Bộ, đến đất mới, giữ lại dấu
ấn từ quê cũ.
Đèo Ngang thơ mộng, hiền lành, không gây ấn tượng
hùng vĩ đến mức sợ hãi như đèo Hải Vân, cao khoảng
250 mét. “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”. Đường đèo