133
Nam phải dừng để kiểm soát. Thời xưa, chỉ là xe ngựa,
người gồng gánh hành lý. Rong rêu đậm đặc màu thời
gian, thêm mưa nắng và gió lộng. Cỏ dại mọc hai bên
cửa. Trên nóc và bên vách ngoài của cửa ải, vài cây gừa,
cây đề bám rễ vào đá, thân ngả nghiêng. Một cán bộ
của Ban quản lý di tích tỉnh đi theo đoàn vội vã xuống
chân đèo, bảo là thử tìm di tích xưa mà sử đã ghi chép:
đền thờ Liễu Hạnh công chúa. Anh len vào khu rừng
chồi, trèo lên đá lởm chởm để xuống đèo, thật gian nan.
Lát sau, anh trở lên bảo là đường khó đi xuống, vả lại
cây cỏ rậm rạp, biết đền bà Chúa ở ngay vị trí nào, cần
phải trở lại nhiều lần nữa. Đành trở lên để kịp về cùng
chuyến xe. Cán bộ nghiệp vụ về quản lý di tích ở ngoài
này có nhiều công việc phải làm, đâu như ở Sài Gòn
muốn làm việc cũng khó tìm di tích; đường sá, nhà cửa
đã chen lấp, cải tạo nhiều lần. Những người đến sau
mải bận rộn sinh kế trước mắt. Ngang cửa Hoành Sơn,
một ngôi miếu thờ bà Liễu Hạnh, quá sơ sài với vật liệu
tạm bợ, đề chữ quốc ngữ ghi là Bà Chúa. Bà Liễu Hạnh
để lại dấu ấn sâu đậm trong dân gian (và cả giới quý
tộc). Có đọc vài tư liệu nghiên cứu cho rằng đạo xa xưa
nhất của dân ta là đạo thờ Bà (Tam Tòa Thánh Mẫu).
Bà nhập vào tượng Chăm (Tháp Bà), được phong Bà
Chúa Ngọc Diễn Phi; đến Tây Ninh, xưa gọi núi Chơn
Bà Đen (đồng âm) gọi Bà Đen, rồi về Châu Đốc, trở
thành Bà Chúa Xứ, do người miền Trung thờ để phò