135
sĩ bị thương, gẫm lại khá khen cho người xây dựng. Nó
đứng đó, để nói lên một điều gì. Hoặc chẳng nói lên
điều gì cả đối với mấy cháu học sinh trẻ măng đang đi
xe đạp, chậm rãi ngang qua.
Cầu Quán Hàu, bắc ngang sông Nhật Lệ, khá rộng,
nơi tạm nghỉ của xe trên quốc lộ. Chuyến đi ra, về đêm,
xe chạy ngang thấy đèn sáng choang. Hàu là loại sò
hình dẹp, ăn khá ngon, ở kẹt đá. Sực nhớ ở Cà Mau,
sông Gành Hào nước chảy siết ra biển, chính tả trên
bản đồ là Hào. Bãi bùn vẫn có con hàu? Đến Quảng
Trị, nhìn sông Bến Hải, chuyện về con sông này đã
trôi qua hơn 20 năm; sông nhỏ, gần biển với sóng gió,
với tượng đài khiêm tốn dựng bờ phía Bắc. Du khách
quá đông, trang bị máy ảnh đủ kiểu. Vẫn là người Âu.
Họ thích thú chụp dòng sông, chân trời, người qua kẻ
lại. Chiến tranh qua rồi, những số liệu về bao nhiêu
tấn bom đạn, hàng rào điện tử, chất độc v.v... mãi hai
mươi năm sau như còn nhắc đến: người lớn tuổi, lứa
trung niên ắt nhăn mặt, ấn tượng về cuộc chiến tranh
quái ác chưa phai mờ chăng? Đã qua rồi, nhưng chưa
xóa mờ. Trang sử đã lật qua nhưng con người vẫn là
con người. Những tấn bom, những người chết lần lần
chìm vào tiềm thức. Du khách nước ngoài, nhìn người
Việt, nhìn các cháu bé Việt Nam rồi mỉm cười. Nhớ
hai câu thơ của Quách Tấn:
Lòng chan chứa biết bao cay đắng
Tan sạch còn lưu chút ngọt ngào...