SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
Nhưng làm sao ngọt ngào như bánh kẹo được? Nghĩa
trang Trường Sơn cách quốc lộ nghe nói không xa, nhưng
không thể đi sa đà vì chủ đề của phim tư liệu mà tôi
đi trong đoàn vẫn là... theo chân Nguyễn Hữu Cảnh.
Làm sao thăm viếng Nghĩa trang, ít nhất là thấy qua tận
mắt? Vùng Quảng Bình - Quảng Trị với sông Gianh,
sông Bến Hải và phụ cận mãi là nghĩa trang lớn nhất
của dân tộc. Cái vùng “eo” trên bản đồ Việt Nam sao
mà quá tang tóc? Thôi thì tạm quên, trở lại thực tế, cố
gắng lo xây dựng đất nước, mỗi người góp vào phần
khiêm tốn. Trời sẩm tối, phải đi nhanh đến Huế, kinh
phí của đoàn đã tính toán khít khao. Đến Đông Hà, tấp
nập lạ thường, phố xá dựng lên, hỏi thì biết đây là đầu
mối xuất khẩu của một phần nước Lào ra biển. Muốn
đi lướt qua cổ thành Quảng Trị nhưng trời tối, thời giờ
không còn. Gần đến xứ Huế “của ta ơi”, thấy mát mẻ,
ăn cơm xong, nằm nghỉ mệt. Lại đọc Ô Châu Cận Lục
của tiến sĩ đời Mạc – Dương Văn An – mô tả vùng
Thuận Hóa và Quảng Nam đã sẵn nề nếp, cơ chế hành
chính, quân sự, dân khẩn hoang đã làm ăn khá lâu, ấy
thế mà nơi này đã quen với thuần phong mỹ tục, nơi kia
còn mang thói xấu. Hồi nhỏ học lớp 3, thầy giáo đã bắt
buộc học những bài học thuộc lòng do các nhà giáo như
Đỗ Quang Đẩu (nay có tên đường, gần chợ Thái Bình)
biên soạn. Một trong những bài gây ấn tượng cho tuổi
thơ ấu của tôi là bài mô tả đường biển cận duyên. Nhớ
mang máng như vầy: