SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 137

137

Đường hải lộ từ Nam ra Bắc,
Khỏi Ba Ngòi sắp tới Qui Nhơn,
Chập chùng đồi nổng chập chùng,
Trông xa chợt thấy một hòn núi xanh.
Ngay giữa đỉnh, hình dung lộ vẻ
Tay ẵm bồng một trẻ hài nhi.
Ấy là hòn núi Vọng Phu...

... Kẻ vượt biển, lại qua trong xứ (khẩn cầu)

Lạy Bà, Bà thổi gió Nồm,

Chồng Bà ở Quảng kéo buồm theo sau.

Hồi nhỏ, trí nhớ còn trong trắng, ưa thích nhạc điệu

ngọt ngào của tiếng Việt. Lớn lên, lại thắc mắc: Hòn
Vọng Phu ở Đèo Cả, núi Đá Bia, nơi Lê Thánh Tôn đã
làm cột mốc. Khỏi Ba Ngòi, sắp tới Qui Nhơn, từ Nam
đi ra Huế, đúng là Hòn Vọng Phu, Đá Bia. Gió Nồm,
từ phía Nam thổi lên làm sao người ở xứ Quảng có thể
thuận buồm chạy ngược xuống núi Vọng Phu nầy được?
Phải là gió Bấc mới thuận gió.

Nay đọc Ô Châu Cận Lục, với chuyện nữ thần Thai

Dương (Thai, không dấu sắc) của xứ Huế thì gió Nồm
mới có thể đưa thuyền từ xứ Quảng lên Huế.

Tóm tắt như sau:
- Ở xã Thai Dương, huyện Kim Trà gần Huế, có hai

anh em ruột người Chăm, em gái sống với anh, nghèo
nàn. Hôm ấy xảy ra bất hòa, người anh dùng dao mà
chém trúng phía sau gáy của em gái; anh hoảng sợ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.