SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 139

139

ra, xưng Thai Dương phu nhân, cảnh cáo người phàm
không được khinh thường. Tên Bố cầu khẩn, nhờ vậy
đánh được nhiều cá, dân làng dựng miếu nhỏ để thờ.
Một lái buôn người Nhật Bản đi qua, thấy viên đá lạ
ngỡ rằng loại ngọc quí, nên lấy búa lớn mà bổ, đánh cắp
một mảnh, chưa chi bị phạt, té ngã ra. Chúng khiêng đá
xuống thuyền, trời không sóng gió mà thuyền đắm, chết
cả bọn. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (Kinh Sư) thì
“hồi đầu bản triều, cầu gió thường được linh ứng, bèn
sửa làm đền miếu, có lệ quốc tế...”. Thế là “Lạy Bà, Bà
thổi gió Nồm” như tạm ổn.

Lúc ghé Huế, vừa bế mạc cuộc “Hội thảo khoa học

310 năm Phú Xuân - Huế”, xưa hơn Sài Gòn 10 năm,
lấy mốc năm 1687, dời từ Kim Long đến Phú Xuân, rồi
Bác Vọng, rồi trở lại Phú Xuân. Đã in tập kỷ yếu để
tham khảo, nhằm thông báo nội dung các đề tài tham
luận. Chúa Nguyễn Phúc Chu được nhắc đến như thời
ổn định và phát triển, giai đoạn Nguyễn Hữu Cảnh vào
Nam quả là đầy khí thế, đất nước đang bước vào thời
đại mới, tiến nhanh nhờ cảng biển và mức sản xuất phát
đạt. Tơ lụa, quế, trầm hương, đường mía, gạo miền
Trung khiến người nước ngoài đầu tư, lập ra cảng Hội
An. Nguyễn Hữu Cảnh khi vào Nha Trang và xứ Gia
Định đã thấy bối cảnh ấy. Lại còn Cù lao Phố đang
hồi hưng thịnh ở Biên Hòa, phía vịnh Xiêm La, Mạc
Cửu đang lạc quan, với gạo, hồ tiêu, ngà voi, cá biển.
Tóm lại, không phải ở vào tình trạng tụt hậu so với các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.